Chủ nghĩa vị lợi của Jeremy Bentham

Triết lý vị lợi hiện đại được hình thành nhờ công của các nhà tư tưởng người Anh, đặc biệt là Jeremy Bentham (1784-1832) và John Stuart Mill (1806-1873), hai triết gia đóng góp rất nhiều cho sự phát triển của bộ môn Đạo đức học.

Giống như triết lý khoái lạc, Chủ nghĩa vị lợi (Utilitarianism) xác định lẽ Chân-Thiện-Mỹ dưới hình thức lạc thú, nhưng mang nặng tính nguyên tắc hơn. Về cơ bản, nó nhắm đến mục đích mang lại “những điều tốt đẹp nhất cho tuyệt đại đa số.” Trong tác phẩm “Giới thiệu các nguyên tắc luân lý và pháp chế” (An Introduction to the Principles of Morals and Legislation), Bentham giải thích lý tưởng ấy như sau: "Thực chất, nguyên tắc vị lợi được sử dụng để chuẩn y hoặc phủ nhận mọi loại hành vi, xét đến ảnh hưởng của chúng đối với lợi ích chung của cả cộng đồng- nói cách khác, xét đến khuynh hướng phát huy hay đối kháng với hạnh phúc và lợi ích của một cộng đồng.” Ông xác định "lợi ích" là những gì mang đến hoan lạc, hạnh phúc, tiện nghi, tiến bộ hoặc bất cứ hình thức nào ngăn ngừa được khổ đau, tội ác và bất hạnh.

Chủ nghĩa khoái lạc định lượng

Bentham là một người cổ xuý cho chủ nghĩa khoái lạc định lượng (Quantitative Hedonism). Ông tin rằng chỉ có một dạng hoan lạc, trong đó các khoái cảm khác nhau về số lượng, chẳng hạn như số lượng, thời lượng và cường độ, v.v... Các khoái cảm không khác nhau về chất. Thực tế, về cơ bản, không có sự phân biệt rõ ràng giữa thú vui vật chất và thú vui tinh thần. Mọi lạc thú đều phục vụ cho thể xác và cảm giác.

Lẽ chí thiện tận mỹ trong đời

Vốn là một triết gia duy vật, Bentham phủ nhận các thú vui tâm linh, xem chúng như là những lạc thú giả tạo. Ông khẳng định rằng thú vui thể xác là điều tốt đẹp nhất có thể đạt được trong cuộc sống, rằng vì lý do đó, một cá nhân bị tước đoạt mọi thú vui thể xác sẽ thấy đời không đáng sống. Mục tiêu chủ yếu, hay có lẽ là duy nhất, mà con người cần hướng đến là mưu cầu lạc thú.

Phân lượng hoan lạc

E rằng mọi người không biết cách chọn lựa những lạc thú có giá trị nhất trong phạm vi có thể, Bentham đã sáng tạo ra một công cụ đo lường khoái lạc. Nó được gọi là "Phân lượng hoan lạc" (Hedonist Caculus), bao gồm 7 tiêu chuẩn có mục đích giản tiện hoá công việc lựa chọn những lạc thú khả dĩ. Khi một cá nhân đứng trước tình huống phải chọn một trong hai thú vui nào đó, anh ta có thể sử dụng 7 tiêu chuẩn dưới đây như nền tảng cơ sở để đi đến quyết định.

1. Cường độ: Mức độ tác động của lạc thú.

2. Thời lượng: Thời gian diễn ra lạc thú.

3. Xác định hay bất định: Mức độ đảm bảo rằng một kinh nghiệm đặc biệt nào đó sẽ mang đến khoái cảm trong quá trình tham gia lạc thú.

4. Sự gần gũi hay xa cách: Mức độ gần gũi, chặt chẽ của lạc thú xét về mặt không gian và thời gian.

5. Sự phong phú : Khả năng tiếp cận với các thú vui phụ khác.

6. Độ thuần thục: Mức độ loại trừ các yéu tố gây khó chịu và đau đớn.

7. Phạm vi : Khả năng chia sẻ niềm hoan lạc với người khác.

Bốn hình thức trừng phạt

Để đảm bảo rằng mọi người không vượt quá giới hạn quyền lợi cá nhân trong quá trình mưu cầu lạc thú riêng, Bentham đã đề xuất 4 hình thức trừng phạt (hay ngăn ngừa) đối với các hành vi trái đạo đức. Chúng có thể được minh hoạ với các thí dụ sau đây:

1. Hình phạt thể xác: Nếu một cá nhân ăn uống qúa độ, anh ta sẽ chán ứ, bội thực hoặc đổ bệnh.

2. Hình phạt pháp lý: Nếu một cá nhân tìm kiếm thú vui bất hợp pháp, anh ta có thể bị phạt tù hay nhận lãnh các án phạt khác.

3. Hình phạt công đạo: Nếu một cá nhận tìm đến những thú vui bất công, anh ta có thể bị khai trừ khỏi xã hội cộng đồng hoặc bị công luận chỉ trích.

4. Hình phạt tôn giáo: Nếu một cá nhân buông thả mình trong những lạc thú cấm kỵ và vô luân, Thượng đế sẽ trừng phạt anh ta (ngay trong kiếp này hay ở kiếp khác.)

S.T
Nguồn: http://www.reds.vn/index.php/tri-thuc/triet-hoc/3368-chu-nghia-vi-loi-cua-jeremy-bentham
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ



TRAO ĐỔI CÙNG BẠN VỀ BÀI VIẾT
Comments
0 Comments

Không có nhận xét nào:

Lời thưa... Đóng lại Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:
- Có ý kiến gì xin cùng nhau trao đổi.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!

Google Suy nghiệm Triết học

Bài đăng mới nhất