Niccolo Machiavelli (1469-1527, văn sĩ, chính trị gia Italia thời Phục Hưng) đề xuất một học thuyết biện minh cho giới cai trị trong việc sử dụng mọi phương tiện cần thiết, công chính lẫn ám muội, để duy trì một chính phủ vững mạnh và ổn định trật tự xã hội “mục đích biện minh cho phương tiện,” dẫu rằng mục đích ấy chỉ mang đến lợi ích cho chế độ cai trị độc tài.
Để có được quyền lực chính trị, người ta cần phải được sinh ra trong một gia đình thế gia vọng tộc, hoặc phải chiếm đoạt quyền lực bằng ý trí, tài năng thậm chí bằng thủ đoạn. khi đã thâu tóm quyền hành đạt được từ thủ đoạn, với sự hỗ trợ của một số kẻ đồng mưu (những có đủ tham vọng và tính gian hùng cần thiết để tham gia thực hiện những mưu đồ xấu xa), người ta cần phải loại trừ họ. Hơn nữa, trong quá trình tiêu diệt các kẻ thù trong nước, người cầm quyền phải kiên quyết, nhẫn tâm và không được phép xót thương – nếu không, ” sau một vài cơn mưa, cỏ dại lại mọc đầy.”
Lòng cảm thông của kẻ cai trị dành cho thần dân phải được giới hạn ở mức cần thiết để có thể duy trì trọn vẹn quyền lực của bản thân. trung tín, tôn giáo, v.v…. với mục đích xây dựng một hình ảnh tốt đẹp trước công chúng, nhưng ông ta thường xuyên phải luôn hành động ngược lại với ý tưởng ấy. Trên tất cả, ông ta cần phải hình thành nên một tính cách đạo đức giả và mềm dẻo. Chỉ có một vài người gần gũi và nhạy cảm mới phát hiện ra tính cách thực của ông ta, nhưng thông thường họ không dám phản kháng hay vạch trần bộ mặt giả dối của kẻ cai trị đầy quyền lực. Nhờ đó, những kẻ cai trị mới duy trì được địa vị tôn quý của họ.
Thuật làm vua
Tác phẩm kinh điển của Machiavelli, “Thuật làm vua” (The Prince), phân tích đến phép cai trị của các bậc vua chúa, đặt vấn đề liệu rằng họ nên tin tưởng vào thần dân đến mức độ nào, liệu rằng họ nên sử dụng đến những phương cách gì để điều phục dân chúng. Machiavelli kết luận rằng các bậc vua chúa phải sử dụng đến luật pháp lẫn vũ lực. Do luật pháp thường tỏ ra kém hiệu quả, vũ lực luôn được cần đến – mặc dù xét theo một góc nhìn nào đó, vũ lực chỉ được sử dụng để đối phó và trấn áp thú dữ.
Tóm lại, các bậc vua chúa nên thể hiện một tính cách hai mặt: thèm khát quyền lực như một mãnh sư, đồng thời phải ranh ma và xảo quyệt như một con cáo. Làm vua chúa, phải luôn cảnh giác, phải luôn nhớ rằng “mãnh sư bị sập bẫy, cũng như một chú cáo ở giữa bầy sói, không có khả năng tự vệ” hai mặt tính cách nói trên hỗ trợ cho nhau. Như con cáo, vua chúa phải che giấu bản chất thực sự của mình, tỏ vẻ đức độ ngay cả khi hành xử xấu xa. Như con mãnh sư, ông ta cần phải biết tàn nhẫn. Chỉ có những vị vua quá xuẩn ngốc mới có lòng nhân từ và đức độ thực sự – họ sẽ đánh mất vương quốc của mình vào tay kẻ thù. Tuy nhiên, để giữ được quyền lực, vua chúa buộc phải tạo dựng cho mình một hình ảnh của người cai trị đức độ.
Các thể chế Chính quyền
Machiavelli nhận định rằng trong suốt lịch sử nhân loại, chỉ có hai chính thể cơ bản: quân chủ và cộng hoà, trong đó cộng hoà là thể chế tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, chế độ cộng hoà chẳng thể hoạt động hiệu quả nếu không có những công dân có phẩm chất và đức độ. Trong trường hợp nhân tâm đã loạn, chỉ có chế độ quân chủ là khả thi. Theo ông, mục đích “trấn áp lòng người “có thể biện minh cho cung cách cai trị cứng rắn kết hợp với các hình thức mị dân. Nói cho cùng, “mục đích biện minh cho phương tiện.”
S.T
Nguồn: http://www.reds.vn/index.php/tri-thuc/triet-hoc/3855-quan-diem-toan-tri-cua-niccolo-machiavelli
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin cùng nhau trao đổi.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!