Hiện tượng học (Edmund Husserl)

Giới thiệu

Thuật ngữ hiện tượng học được hiểu một cách đại thể là để xác định một trào lưu triết học xuất hiện vào giai đoạn khởi đầu của thế kỷ XX này, bằng cách đề xướng một nền tảng triết học khoa học hoàn toàn mới mẻ, vì vậy mà nó cũng trở thành nền tảng cho mọi khoa học. Nhưng hiện tượng học cũng xác định một khoa học cơ bản mới, phụng sự cho mục đích tối hậu đó, và chúng ta cần phân biệt giữa hiện tượng học tâm lý và hiện tượng học siêu vượt.

I. Hiện tượng học Tâm lý như một bộ môn tâm lý thuần túy

Phản ánh Hiện tượng học1

1. Mọi kinh nghiệm và mọi cách thức khác mà chúng ta dấn thân về phương diện ý thức với các đối tượng rõ ràng tạo điều kiện cho “bước ngoặt hiện tượng học”, một sự chuyển dịch thành một quá trình “kinh nghiệm hiện tượng”. Tri giác giản đơn hướng chúng ta đến các vấn đề được nhận thức, trong khi đó ký ức lại hướng ta đến các vấn đề được nhớ lại, còn tư duy thì hướng ta đến với các tư tưởng, việc định giá hướng ta đến các giá trị, ý chí đưa ta đến các mục đích và các phương tiện, v.v…Vì vậy mỗi hành động mà chúng ta theo đuổi đều có “đối tượng”, “chủ đề” [chúng, họ, người khác, cái khác, v.v…]. Nhưng trong một thời gian bất kỳ nào đó chúng ta có thể chuyển trọng tâm nhận thức từ các vấn đề, tư tưởng, giá trị, mục đích hiện thời để hướng đến quá trình thay đổi gấp bội các “cách thức chủ quan” mà chúng2 “xuất hiện”, những cách thức có thể nhận thức được về phương diện ý thức. Chẳng hạn việc tìm hiểu một khối kim loại đồng đông cứng và bất động có nghĩa là phải bao quát được tất cả hình dạng của nó với tư cách là một khối đồng, từng bề mặt, từng góc cạnh riêng rẽ cũng như màu sắc, độ bóng và các đặc tính khác của nó với tư cách là một vật thể không gian và vì vậy mà phải đem khối đồng đó đến cho ai đó để nhận thức về nó.

Nhưng thay vì một quá trình như vậy, về phương diện hiện tượng học, chúng ta có thể chú ý đến chẳng hạn như cách thức thay đổi các “chiều cạnh” – mà cục đồng đó tự thể hiện và nhờ thế mà nó vẫn được trải nghiệm như một khối bất động; hoặc cách thức mà cục đồng đó thể hiện một cách khác biệt như là “một cái gì đó liền kề” chứ không phải là “một cái gì đó xa cách”, hoặc một thứ gì đó xuất trình các cách thức thể hiện nó khi chúng ta thay đổi định hướng của mình; và mỗi chiều cạnh riêng trong quá trình nhận thức bằng cách nào đó tự thể hiện như là một chiều cạnh trong vô vàn phương thức thể hiện của riêng cách nhận thức như vậy.

Việc quay trở về với kinh nghiệm phản ánh như vậy dạy cho chúng ta biết rằng không hề có một sự vật được nhận thức theo tiến trình, và cũng không hề có bất cứ yếu tố nào được nhận thức như một thuộc tính trong chính bản thân nó, điều đó không thể hiện, trong tri giác, trong các đa tính của những cách thức thể hiện khác nhau, cho dẫu như vậy thì nó vẫn được thể hiện và được lĩnh hội như một cái gì đó liên tục và như là chính bản thân nó. Nhưng bằng tri giác diễn tiến thông thường3 thì chỉ có tính thống nhất này, chỉ có vật tự nó trụ vững trong sự theo dõi toàn diện trong khi các quá trình kinh nghiệm sống đang vận động vẫn còn là những quá trình tiềm ẩn, không nhận thức được, và là chủ đề phụ nào đó. Tri giác không phải là “cái có” trống rỗng về những sự vật được nhận thức, mà là một kinh nghiệm sống luôn tuôn chảy của các biểu hiện chủ thể tính hợp nhất bản thân chúng trong một ý thức tính về cái thực thể y hệt tồn tại bằng cách này hay cách khác. Bằng cách kết nối ấy, “các phương thức thể hiện” được thực hiện theo nghĩa rộng rãi nhất. Vì vậy khi hồi tưởng về khối đồng hoặc khi hình dung về một khối giống hệt như vậy, các phương thức thể hiện của quá trình nhận thức về khối đồng cũng “chỉ là một”, nhưng mỗi phương thức thể hiện lại bị biến đổi theo một cách thức nhất định, hệt như khi nó liên quan đến ký ức hoặc sự tưởng tượng. Ngoài ra những khác biệt chẳng hạn như những khác biệt giữa một ký ức rõ ràng và một ký ức mơ hồ hơn, hoặc giữa các cấp độ của tính rõ ràng, hoặc ngay cả giữa các cấp độ của tính xác định hoặc bất định, là những khác biệt trong “các phương thức thể hiện”. Cũng như vậy với chính cả các khác biệt về viễn cảnh thời gian, về sự chú ý, v.v…Hoàn toàn tương tự4, các tư tưởng, các giá trị, các quyết định, v.v…phù hợp với các kinh nghiệm sống của hành động tư duy, định giá trị, mong muốn, v.v…đều là những tính thống nhất của các “phương thức thể hiện” vận động một cách ẩn dấu. Chẳng hạn5, cùng một phán đoán, với cùng một chủ ngữ và vị ngữ được nhận thức về phương diện ý thức, trong tư duy, theo những phương thức thay đổi: đôi khi thì rõ ràng, đôi khi lại không rõ ràng; và trong trường hợp không rõ ràng đôi khi nó được phán đoán một cách hiển lộ theo phương thức hành động từng bước và những trường hợp khác lại được phán đoán ẩn tàng, nhưng có vẻ như là một cái gì đó xuất hiện mơ hồ trong tâm trí. Trong những trường hợp đó trong khi chuyển từ một phương thức này sang một phương thức khác, xuất hiện ý thức xác định về chính phán đoán đó, có nghĩa là đôi khi bằng phương thức này và đôi khi lại bằng phương thức khác. Cái đảm bảo tính đúng đắn cho toàn bộ một phán đoán hoặc thậm chí một bằng cớ, hoặc cho toàn bộ một lý thuyết, cũng đảm bảo tính xác thực cho bất cứ yếu tố chủ đề nào, cho mọi khái niệm, mọi hình thức phán đoán, v.v…[trong tổng thể đó]. Chính ở đây cũng như ở bất cứ nơi nào khác, tính thống nhất chủ đề được tạo dựng bằng cách tổng hợp vô số “các hiện tượng” ẩn giấu, nhưng lại có thể được phơi bày bất cứ khi nào bằng sự phản ánh hiện tượng học, bằng phân tích, và bằng mô tả. 

Vì vậy khởi phát ý tưởng về một nhiệm vụ phổ quát: thay vì sống trong “cái” thế giới trực tiếp bằng “thái độ tự nhiên” và vì vậy mà có thể nói rằng, giống như “những đứa con của cái thế giới này”; có nghĩa là thay vì sống trong một cuộc sống ý thức đang vận hành ngấm ngầm và do đó có được cái thế giới đó, và riêng bản thân nó, như là lĩnh vực tồn tại của chúng ta – như là tồn tại hiện thời cho chúng ta, nằm ngoài tri giác của chúng ta, – thay vì phán đoán và đánh giá cái thế giới kinh nghiệm đó và làm cho nó trở thành lĩnh vực của các dự phóng lý thuyết và thực tế - thay vì tất cả những cái đó, chúng ta thử nghiệm một phản ánh hiện tượng học phổ quát về toàn bộ quá trình-sống này, hãy cứ coi nó là tiền lý thuyết, lý thuyết hoặc là bất cứ một cái gì đó. Chúng ta cố gắng phơi bày nó một cách hệ thống và vì vậy mà hiểu cách “làm thế nào” để đạt tới các nhất tính của nó; vì vậy mà việc chúng ta tìm cách hiểu được các hình thức điển hình làm thành các bản sao cuộc sống này bằng gì thì đó chính là một “ý thức-về”; nó kiến tạo một cách tổng hợp các nhất tính ý thức như thế nào; và bằng các hình thức nào mà những tổng hợp này, với tư cách là những tổng hợp về tính thụ động và tính chủ động tự phát lại vận hành tiến trình của chúng và vì vậy mà đặc biệt là các nhất tính của chúng được kiến tạo như thế nào với tư cách là những tồn tại hoặc không tồn tại khách quan, v.v…; và cuối cùng thì một thế giới kinh nghiệm và tri thức thống nhất như thế nào lại rất có tác dụng và hiệu lực đối với chúng ta, trong một loạt loại hình tồn tại hiện thực hoàn toàn quen thuộc. 

Trong trường hợp bất cứ một cái gì đó được trải nghiệm, được tư duy và được nhận thức là chân lý được xác quyết và khả thể chỉ bằng [các hành vi tương ứng của] sự trải nghiệm, tư duy, và sự thấu hiểu, thì sự thăm dò cụ thể và toàn diện cái thế giới hiện tồn và có hiệu lực về phương diện khoa học và có bằng chứng xác thực đối với chúng ta cũng đòi hỏi sự thăm dò hiện tượng học phổ quát các đa tính của ý thức trong các biến đổi tổng hợp mà cái thế giới đó có hình dạng khách quan, có giá trị xác thực đối với chúng ta, và có lẽ cũng xác thực với động thái hiểu6. Nhiệm vụ đó được mở rộng đến toàn bộ đời sống – bao gồm đời sống thẩm mỹ, định giá bất kỳ thể loại nào của đời sống và đời sống thực tế - thông qua đó cái thế giới sống cụ thể với nội dung luôn biến đổi của nó cũng tiếp tục tạo thành hình dạng đối với chúng ta như một thế-giới-giá-trị và một thế-giới- thực-tiễn7.

Nhu cầu và Khả tính của Tâm lý học Thuần tuý8

2. Liệu việc đề xướng một nhiệm vụ như vậy có dẫn đến một khoa học mới hay không?9 Liệu có tồn tại – phù hợp với ý tưởng về một kinh nghiệm phổ quát đặc biệt dẫn đến “những hiện tượng chủ thể tính” – một lĩnh vực kinh nghiệm độc lập đứng ngoài kinh nghiệm phổ quát về thế giới, và vì vậy mà tạo lập cơ sở cho một khoa học độc lập không? Trước hết người ta có thể phản đối rằng không cần phải có một khoa học mới, vì tất cả các hiện tượng chỉ đơn thuần là chủ thể tính, toàn bộ các phương thức thể hiện những gì xuất hiện về bản chất đều thuộc về lĩnh vực tâm lý với tư cách là khoa học về tinh thần.10Không có gì phải nghi ngờ tính xác thực của điều đó. Tuy nhiên vẫn còn để ngỏ một thực tế là11 ở đây vẫn đòi hỏi12 một bộ môn tâm lý học độc lập thuần tuý, theo đúng cách thức mà một khoa cơ học thuần tuý cần có đối với việc thăm dò riêng biệt về phương diện lý thuyết đối với sự vận động và các lực đang vận động, được coi là một cấu trúc thuần tự nhiên.

Hãy xem xét vấn đề này một cách kỹ lưỡng hơn. Cái gì là chủ đề chung của tâm lý học? Trả lời: tồn tại tinh thần13 và đời sống tâm lý tồn tại chính xác trong thế giới này với tư cách là tồn tại người và tổng quát hơn, với tư cách là tồn tại động vật. Theo đó, tâm lý là một nhánh của các khoa học cụ thể hơn về nhân học hoặc động vật học. Các hiện thực động vật thuộc về hai cấp độ, cấp độ đầu tiên là một cơ sở của các hiện thực vật lý. Giống như tất cả các hiện thực khác, các hiện thực động vật là hiện thực không-thời gian, và chúng nhường vị trí một trung tâm điểm trừu tượng hệ thống về kinh nghiệm cho một yếu tố nội tại thuần tuý của chúng là “những thực thể hữu hình”, res extensa. Lối quy giản vào vật chất thuần tuý đó đưa chúng ta đến với mối quan hệ độc lập của thực chất vật chất thuộc về các cơ thể động vật, chỉ với tư cách là các thể xác. Do đó việc thăm dò khoa học về lĩnh vực này diễn ra trong nhất tính phổ quát của khoa học tự nhiên và đặc biệt là trong sinh lý học với tư cách là một khoa học tổng quát về các cơ thể trong kinh nghiệm thuần tuý vật chất. 

Nhưng động vật không đơn giản tồn tại như tự nhiên; chúng tồn tại với tư cách là các “chủ thể” của một “đời sống thần kinh”, một đời sống nếm trải, cảm giác, suy nghĩ, giành giật, v.v…Nếu với tính thuần tuý hệ thống và một thái độ trừu tượng tập trung khác nhau, chúng ta đặt vào thực tiễn loại kinh nghiệm tâm lý hoàn toàn mới, kinh nghiệm đó, với tư cách là kinh nghiệm tâm lý thì rõ ràng là nguồn riêng của tâm lý học, định hướng này đem đến cho chúng ta cái tâm linh trong bản tính thuần tuý và chính xác, và chừng nào chúng ta còn kiên tâm chú mục vào định hướng này, thì nó luôn dẫn ta đi từ cái tâm linh thuần tuý này đến cái tâm linh thuần tuý khác. Nếu chúng ta thay đổi tâm điểm và đan dệt cả hai loại kinh nghiệm thì sẽ khởi hiện kinh nghiệm tâm lý kết hợp trong đó các hình thức thật sự của tính liên kết giữa cái tâm linh với tính vật chất sẽ trở thành chủ đề có liên quan. Từ lợi thế này sẽ dễ dàng nhận thấy ý nghĩa và tính thiết yếu của một môn tâm lý học thuần tuý.14 

Tất cả những khái niệm tâm lý đặc biệt rõ ràng đều bắt nguồn từ kinh nghiệm tinh thần thuần tuý, hệt như tất cả các khái niệm khoa học tự nhiên đều bắt nguồn từ kinh nghiệm tự nhiên thuần tuý. Vì vậy mỗi bộ môn tâm lý học khoa học đều dựa trên việc hình thành các khái niệm khoa học thuộc lĩnh vực kinh nghiệm tinh thần thuần tuý theo đúng phương pháp khoa học. Nếu có những tri thức sâu sắc xác thực trong các khái niệm như vậy thì có thể đạt tới được các hiểu biết sâu sắc bằng cách tập trung vào tinh thần thuần tuý, và sau đó với tư cách là “tâm lý học thuần tuý” chúng phải dự liệu được toàn bộ quá trình nhận thức tâm lý. 

Tổng giác tự nhiên về một tồn tại người được coi là một thực tại cụ thể với chủ thể tính tinh thần xác định, thì vô số chiều góc tinh thần có thể được trải nghiệm như một sự dư thừa vượt khỏi bản tính vật chất của người đó và như một nhất tính độc lập và tổng thể tính của kinh nghiệm. Nếu một “linh hồn”, theo nghĩa kinh nghiệm, có một bản chất cấu trúc chung – hình thức cấu trúc điển hình của nó có liên quan đến các điều kiện tâm linh, các hành vi và các hình thức của một sự tổng hợp tâm linh thuần tuý – thì nhiệm vụ cơ bản của tâm lý học, trước hết với tư cách là một môn tâm lý học “thuần tuý” là phải thăm dò một cách hệ thống các hình thức điển hình này. Tuy nhiên lĩnh vực nghiên cứu tâm lý học rộng lớn có thể và tuy nhiên chúng chắc chắn có thể góp phần vào sự hiểu biết của chúng ta về linh hồn, thì lại có một thứ chỉ có thể thực hiện được dựa trên cơ sở của một bộ môn tâm lý học thuần tuý, đó là phô bày các mối quan hệ thực sự của cái tâm linh với thế giới vật chất. Toàn bộ các chỉ báo gián tiếp về tâm linh chỉ là cái khả thể, giả định trước kinh nghiệm khoa học của cái tâm linh thuần tuý và tri thức về các cấu trúc bản chất của nó.15

Kinh nghiệm Trực giác Nguyên khởi: Hai cấp độ

Toàn bộ tri thức kinh nghiệm16 cuối cùng đều dựa vào kinh nghiệm nguyên khởi, vào tri giác và các biến đổi được phô bày từ nguyên khởi.17 Không có một ví dụ trực giác nguyên khởi thì không thể có sự phổ quát hoá nguyên khởi, không có sự hình thành khái niệm. Trong trường hợp này cũng vậy. Toàn bộ các khái niệm cơ bản của môn tâm lý học thuần tuý – các yếu tố lý thuyết tối hậu của toàn bộ tâm lý học18 đi trước tất cả các khái niệm tâm lý khác – đều phải được rút ra từ trực giác tâm lý nguyên khởi.19 Trực giác ấy có hai cấp độ: tự trải nghiệm và trải nghiệm liên chủ thể tính.20 Cấp độ thứ nhất21, tự thân được sắp đặt theo tính nguyên khởi, được thực hiện dưới dạng tự nhận thức và các biến thể của nó như tự nhớ, tự hình dung; điều đó cung cấp cho nhà tâm lý học những trực giác tâm lý nguyên khởi, nhưng chỉ là kinh nghiệm tâm linh của riêng người đó, gồm hiện tại, quá khứ, v.v… mà thôi. Rõ ràng là22 ý nghĩa của một kinh nghiệm bất kỳ nào đó23 về “nội tính” của một người khác đều hàm ý rằng nội tính ấy là một biến thể của nội tính của tôi, đến mức là nội tính của một cá nhân khác24 có thể thích hợp với cùng những khái niệm cơ bản đó như, và không có gì hơn là những khái niệm mà tôi đã tạo ra ngay từ đầu từ chính kinh nghiệm của tôi về bản thân tôi vậy. Đúng là kinh nghiệm cộng đồng cá nhân và đời sống cộng đồng được xây dựng bằng kinh nghiệm tự ngã và của tha nhân đã thực sự đem lại các khái niệm mới, nhưng chúng là những khái niệm mà trong bất kỳ trường hợp nào cũng đều giả định trước những khái niệm về kinh nghiệm tự thân.25

Kinh nghiệm Trực giác Nguyên khởi Tự thân

Nếu giờ đây chúng ta hỏi cái gì là cái đầu tiên đem lại kinh nghiệm tự thân, kể cả kinh nghiệm thực và kinh nghiệm khả thể, mang tính nguyên khởi đối với trực giác, thì công thức kinh điển của DescartesCogito ergo sum, chỉ đưa lại một lời đáp khả thể cho câu hỏi đó – chừng nào chúng ta còn gác lại toàn bộ mối bận tâm mà ông đã xác quyết bằng phương thức triết học–siêu vượt. Nói cách khác chúng ta vấp phải không cái gì khác hơn là tự ngã, ý thức, và khách thể ý thức theo nghĩa thông thường. Trong tính chất thuần tuý của nó, cái tâm linh không là gì khác hơn cái mà chúng ta có thể gọi một cách rõ ràng là cái ngã tính: cuộc sống ý thức và hiện-hữu-là-tôi trong đời sống đó. Nếu khi chúng ta xem xét cộng đồng người, chúng ta có thể duy trì một tâm điểm chắc chắn vào cái tâm linh thuần tuý, thì vẫn còn những chủ thể cá nhân thuần tuý, những linh hồn - khởi hiện các mô thức liên chủ thể tính của ý thức ràng buộc các chủ thể đó lại với nhau ở cấp độ tâm linh thuần tuý. Trong đó có các “hành động xã hội”, viện đến những cá nhân khác, thực hiện các thoả thuận với họ, khuất phục ý chí của họ, v.v…26 cũng như liên quan đến những hành động đó, duy trì các ràng buộc liên cá nhân bằng cách gắn kết các cá nhân thuần tuý với các cộng đồng cá nhân ở các cấp độ khác nhau.27

Phép quy giản Hiện tượng học28

3. Việc thực hiện một cách chính xác phản ánh hiện tượng học, như một trực giác nguyên khởi về cái tâm linh trong tính đặc thù thuần tuý của nó chứa đầy những khó khăn to lớn; cũng như khả thể tính của một môn tâm lý học thuần tuý – và vì vậy mà là của bất kỳ môn tâm lý học nào – đều phụ thuộc vào việc thừa nhận và vượt lên các khó khăn đó.29 Phương pháp “quy giản hiện tượng học” là phương pháp cơ bản cho việc dấn thân vào lĩnh vực tâm lý – hiện tượng học, và tự nó đã làm cho “tâm lý học thuần tuý” trở nên khả thể. 

Chúng ta hãy thử nắm bắt và mô tả bất kỳ loại nhận thức ngoại tại nào – chẳng hạn như việc nhận thức về cái cây này – như một dữ liệu tâm linh thuần tuý. Về mặt tự nhiên, tự thân cái cây đứng đó trong vườn, không thuộc về sự nhận thức, mà lại thuộc về tự nhiên bên ngoài tinh thần. Tuy nhiên nhận thức chính là thế – tức là một cái gì đó mang tính tâm linh – [chỉ] ở mức độ nó là một nhận thức “về cái cây này”. Không có “về cái [người] này” hoặc “về cái [người] đó” thì một nhận thức không thể được mô tả bằng chính việc tạo dựng nên bản tính tinh thần của riêng nó. Tính chất không thể chia tách của yếu tố này được chỉ rõ bằng sự kiện là nó vẫn nguyên vẹn với tri giác ngay cả khi tri giác thể hiện là một ảo tưởng. Cho dù khách thể tự nhiên có thực sự tồn tại hay không thì tri giác đó vẫn là một tri giác về nó và được cấp cho tôi bằng sự phản ánh hiện tượng học như vậy.30

Vì vậy để nắm bắt được yếu tố tinh thần thuần tuý của một quá trình nhận thức về loại “tri giác” đó thì nhà tâm lý học một mặt cần phải tránh việc xác quyết bất cứ một lập trường nào về sự tồn tại thực sự của cái được nhận thức, tức là cái được tư duy - cogitatum, có nghĩa là nhà tâm lý phải thực hiện mộtέποχή, dừng ngay phán đoán có liên quan, đặt nó trong ngoặc kép, và sau đó không đưa ra các phán đoán tri giác tự nhiên, vì chính ý nghĩa của những phán đoán như vậy luôn luôn làm nảy sinh một xác quyết về về tồn tại và không tồn tại khách thể. Tuy nhiên, mặt khác31, chính sự vật mang tính bản chất nhất về tất cả lại không được bỏ qua, có nghĩa là ngay cả sau khi đã thanh lọc έποχή dừng ngay phán đoán có liên quan, đặt nó trong ngoặc kép rồi thì tri giác vẫn là tri giác về ngôi nhà này, thực sự về ngôi nhà này với vị thế đã được chấp nhận là “thực sự tồn tại”. Nói cách khác, việc tạo dựng thuần tuý về tri giác của tôi bao gồm cả đối tượng tri giác - nhưng thuần tuý theo nghĩa tri giác, và đặc biệt là nội dung-nghĩa, nghĩa tri giác, của niềm tin tri giác. 

Nhưng trong quá trình dừng phán đoán thì “ngôi nhà được nhận thức” đó, ngôi nhà đặt trong ngoặc kép, theo cách nói của chúng ta, thuộc về nội dung hiện tượng không phải với tư cách là một yếu tố cứng đờ, không sinh khí, mà tự thân nó vẫn sống động - tạo thành một nhất tính trong những đa tính vẫn không ngừng dao động của các phương thức thể hiện, mà mỗi phương thức về bản chất đều có đặc trưng của một cách “thể hiện về…”, chẳng hạn như các quang cảnh về, dáng-vẻ-ở-một – khoảng cách từ, v.v…, và mỗi phương thức trong suốt quá trình thể hiện tương quan đến nhau đều sản sinh ra ý thức vẫn về chính ngôi nhà đó một cách tổng hợp. Rõ ràng là chính thời điểm đó đã lưu giữ một cách chân xác mỗi loại tư duy, mỗi loại “tôi trải nghiệm”, “tôi tư duy”, “tôi cảm nhận”, “tôi mong muốn”, v.v…Trong mỗi trường hợp quá trình quy giản hiện tượng học với tư cách là cái tâm linh thuần tuý, đòi hỏi chúng ta phải tự kiềm chế một cách có phương pháp để không rơi vào bất cứ lập trường khách quan-tự nhiên nào; và không chỉ có thế, mà còn phải tránh rơi vào bất kỳ lập trường nào về các giá trị, các thiện chí đặc thù, v.v…; đòi hỏi chủ thể trong quá trình tạo dựng các khái niệm của mình một cách tự nhiên cần phải chấp nhận một cách trung thực các khái niệm đó là có hiệu lực trong bất kỳ trường hợp nào. 

Trong mỗi trường hợp, nhiệm vụ trước tiên là phải tiếp tục quan tâm đến tình trạng thừa mứa các phương thức mà các “khách quan tính có chủ đích” tương ứng, theo nghĩa thông thường, đó là cái được nhận thức, cái được nhớ lại, cái được nghĩ đến, cái được định giá, v.v…, được “tạo dựng” dần dần với tư cách là các nhất tính tổng hợp của các đa tính của ý thức; còn một nhiệm vụ khác là phơi bày vô số dạng thức tổng hợp nhờ đó, nói chung, ý thức kết hợp với ý thức thành nhất tính của một ý thức.32Nhưng ngoài “ý thức -về” – luôn luôn được tập trung vào cùng một cực của nhất tính, tự ngã – còn lại không có gì được phát hiện ở đây. Mỗi dữ liệu tâm linh tự nó có thể được trưng bày chỉ với tư cách là một nhất tính quy chiếu ngược trở lại các đa tính đang tạo dựng. Tâm lý học thuần tuý, và vì vậy mà bất kỳ môn tâm lý học nào, cũng đều phải bắt đầu với các dữ liệu kinh nghiệm thực sự, có nghĩa là, với những kinh nghiệm sống cá nhân thuần tuý của riêng tôi là những tri giác - về, những gợi nhớ - về, và những sự vật thuộc loại đó, chứ không bao giờ với các giả thuyết và các trừu tượng hoá, chẳng hạn như “các dữ liệu cảm giác” hoặc những gì tương tự như vậy.

Quy giản Ειδος [hình tượng, tưởng tượng] - Tâm lý học Ειδος thuần tuý là cơ sở cho tâm lý học kinh nghiệm33

4. Tâm lý hiện tượng học hoặc tâm lý học thuần tuý với tư cách là một bộ môn tâm lý học hoàn toàn độc lập và thực chất chính yếu, cũng được tách bạch rõ ràng khỏi khoa học tự nhiên, vì những lý do rất cơ bản, không được xác lập như một khoa học kinh nghiệm, mà như một khoa học thuần tuý duy lý, “tiên thiên”, “ειδος”, mang tính hình tượng, tưởng tượng. Theo cách hiểu thông thường36 nó chính là nền tảng thiết yếu cho bất kỳ khoa học kinh nghiệm nghiêm nhặt nào liên quan đến các quy luật về cái tâm linh hoàn toàn theo cách thức mà các môn học thuần tuý duy lý về tự nhiên – hình học thuần tuý, chuyển động học, niên đại học, cơ học – là nền tảng cho mỗi khoa học kinh nghiệm có thể “chính xác” về tự nhiên. Cũng hệt như vậy, việc xây dựng nền tảng cho một bộ môn khoa học kinh nghiệm như vậy sẽ đòi hỏi sự phô bày hệ thống các hình thức thiết yếu của tự nhiên nói chung, mà nếu không có nó thì không thể tư duy được về tự nhiên – và đặc biệt hơn, các hình thức không gian và thời gian, vận động, biến đổi, thực chất của vật chất và tính nhân quả - vì vậy mà một ngành tâm lý học “chính xác” về phương diện khoa học đòi hỏi phải phô bày những hình thức điển hình tiên thiên mà nếu không có nó thì không thể tư duy về cái Tôi hoặc cái Chúng tôi, về ý thức, các khách thể ý thức, và vì vậy mà không thể tư duy về bất cứ đời sống tâm linh nào cùng với tất cả những khác biệt và các hình thức khả thể thiết yếu của các phép tổng hợp không thể chia tách khỏi tư tưởng về một toàn thể tâm linh cá nhân và cộng đồng.

Vì vậy phương pháp quy giản hiện tượng học được kết nối với phương pháp thăm dò bản chất là thăm dò ειδος35, mang tính hình tượng, tưởng tượng, có nghĩa là loại trừ không chỉ toàn bộ các phán đoán vượt khỏi đời sống ý thức thuần tuý, vì vậy mà loại trừ toàn bộ các khoa học thực chứng tự nhiên, mà còn loại trừ toàn bộ tính xác thực tâm lý học thuần tuý. Tính xác thực ấy chỉ được sử dụng như một bản mẫu, một cơ sở cho sự biến đổi tự do của các khả năng, vì vậy cái mà chúng ta tìm cách xác quyết chính là cái bất biến xuất hiện trong cái biến đổi, hình thức điển hình cần thiết được kết buộc lại với khả năng được tư duy. Vì vậy chẳng hạn như hiện tượng học tri giác các vật thể không gian không phải là một học thuyết36về các nhận thức ngoại tại cũng xuất hiện một cách xác thực hoặc có thể được hy vọng xuất hiện về phương diện kinh nghiệm; đúng ra thì nó xuất trình một hệ thống cấu trúc cần thiết, nếu không có nó thì không thể tư duy về một sự tổng hợp nhiều loại nhận thức như là những nhận thức về cùng một sự vật đó. Trong số37 những tổng hợp hiện tượng học – tâm lý quan trọng nhất được thăm dò có những tổng hợp về lễ kiên tín, chẳng hạn như về tri giác ngoại tại, về ý thức – dưới hình thức thoả thuận và thông qua việc thực hiện những thấu hiểu trước – tự thích hợp với niềm tin có bằng chứng hiển nhiên vào sự tồn tại [của một cái gì đó], và điều đó được thực hiện như một ý thức về tự ngã, sự vật tự thể hiện mình. Tương tự như vậy còn có sự thăm dò về các quá trình thể thức hoá, tính đáng ngờ, khả năng có thể xảy ra, và có lẽ cả tính chất vô dụng như là những nghịch thức của các phép tổng hợp đồng dạng – cho mỗi loại hành động, một tâm lý học lý trí thuần tuý.

Quy giản vào tính liên chủ thể thuần tuý

5. Quy giản hiện tượng học như đã mô tả ở trên là loại quy giản tự ngã; và chính vì vậy mà ví dụ đầu tiên của hiện tượng học về các khả năng bản chất chỉ riêng về bản ngã trực giác nguyên uỷ của tôi, hiện tượng học bản ngã. Tuy nhiên một hiện tượng học về sự thấu cảm và cái cách mà sự thấu cảm với tư cách là một tổng hợp của các hiện tượng trong tư duy của tôi có thể vận hành tiến trình của nó một cách hài hoà và xác quyết, để rồi sau đó có thể bằng sự xác quyết nhất quán, chỉ ra một “chủ thể tính xa lạ” – tất cả cái đó dẫn đến sự khai triển quy giản hiện tượng học vào một quy giản thuần tuý liên chủ thể tính. Như vậy là đã khởi hiện, với tư cách là một hiện tượng học tâm lý học thuần tuý trong tính trọn vẹn của nó, cái học thuyết ειδος mang tính hình tượng, tưởng tượng về một cộng đồng được tạo dựng thuần tuý về mặt tâm lý học trong đó các hành động xoắn xuýt với nhau về phương diện liên chủ thể tính, hành động sống cộng đồng, tạo dựng nên cái thế giới “khách thể”, cái thế giới cho tất cả mọi người, là bản chất “khách thể”, với tư cách là một thế giới văn hoá và một thế giới về các cộng đồng hiện tồn “một cách khách quan”.

Lịch sử Tâm lý học Hiện tượng38

6. Ý tưởng về một bộ môn tâm lý học thuần tuý, phi tâm lý được tạo dựng thuần tuý từ kinh nghiệm tâm lý, về phương diện lịch sử, đã quay trở về với công trình đáng để ý và là công trình cơ bản của Locke, trong khi sự phát triển và tạo dựng cái mà Locke bắt đầu lại được trào lưu kinh nghiệm chủ nghĩa, do chính Locke gieo trồng, thực hiện. Trào lưu này đã phát triển lên đến cực điểm trong Khảo luận sáng chói [về Thực chất Con người] của David Hume. Người ta có thể thấy nó như một dự phóng đầu tiên về tâm lý học thuần tuý được thực hiện triệt để một cách nhất quán hầu như hoàn hảo, reiner – thuần khiết, cho dù đó chỉ là một tâm lý học bản ngã, hoàn toàn là một nỗ lực đầu tiên về triết học siêu vượt hiện tượng học. 

Chúng ta có thể phân biệt hai khuynh hướng hoà trộn ở Locke, đó là khuynh hướng tâm lý học thực chứng và khuynh hướng triết học–siêu vượt. Tuy nhiên mặc dù có nhiều dự cảm sâu sắc và đầy hứa hẹn, nhưng trào lưu này đã bị thất bại trong cả hai phương diện. Nó không hề có bất kỳ suy tư nào về mục đích và các khả năng của một bộ môn tâm lý học thuần tuý, và nó cũng không hề có phương pháp cơ bản về quy giản hiện tượng. Đui mù về ý thức với tư cách là ý thức-về, “tính chủ đích”, cũng có nghĩa là đui mù về các phận sự và các phương pháp đặc biệt bắt nguồn từ quan điểm ấy về ý thức. Trong phân tích cứu cánh, chủ nghĩa kinh nghiệm cũng không hiểu được mức độ cần thiết của một học thuyết ειδοςmang tính hình tượng, tưởng tượng duy lý về tâm quyển thuần tuý. Trong suốt những năm tháng đó toàn bộ trào lưu này cũng đã ngáng trở mọi nỗ lực xây dựng nền tảng quyết định cho bộ môn tâm lý học thuần tuý và vì vậy mà cũng ngáng trở việc xây dựng nền tảng cho cả một môn tâm lý học khoa học nghiêm nhặt nói chung. 

Xung lực quyết định đầu tiên [theo hướng đó] đã được Franz Brentano (Psychologie, I, 1874)39 gây dựng bằng phát hiện vĩ đại của ông thông qua việc ông tái định giá khái niệm học thuật về “tính chủ đích” đối với một đặc trưng bản chất về “các hiện tượng tinh thần”. Nhưng vẫn còn bị xượng bởi các định kiến tự nhiên chủ nghĩa nên ngay cả Brentano cũng không thấy được các vấn đề về tổng hợp và tạo dựng tính chủ đích, và ông đã không phát hiện ra được một con đường thông suốt để xác lập một tâm lý học thuần tuý, một tâm lý học ειδοςmang tính hình tượng, tưởng tượng theo nghĩa hiện tượng học. Tuy nhiên chính phát hiện của ông đã làm cho trào lưu hiện tượng học có thể khởi phát vào khúc quanh của thế kỷ XX này. 

Một mặt, việc vạch ra con đường song hành giữa môn tâm lý học thuần tuý, tiên thiên đó, và mặt khác, một khoa học tự nhiên tiên thiên, tức là hình học, rõ ràng là môn tâm lý học này không phải là một vấn đề về “những suy đoán tiên thiên” trống rỗng. Hơn nữa nó còn bao gồm công trình khoa học nghiêm nhặt được thực hiện trong khuôn khổ trực giác tâm lý cụ thể, công trình tạo dựng các khái niệm tâm lý học thuần tuý – cùng với các quy luật rõ ràng và có giá trị về bản chất gắn liền với các khái niệm đó - thành một loạt khái niệm vô hạn nhưng hệ thống và có thứ bậc. Mặt khác ngay ở đây chúng ta cũng không giả định đặc trưng khoa học của các khoa học tiên thiên đã được biết từ lâu. Tương ứng với thực chất riêng cơ bản của cái tâm linh còn có hệ thống duy nhất tương tự về tính tiên thiên và phương pháp nguyên vẹn của nó.

II. Tương phản giữa Hiện tượng học Siêu vượt và Hiện tượng học Tâm lý

Mối tương quan xoắn xuýt giữa Hiện tượng học Siêu vượt - Hiện tượng học Hiện tượng và nhu cầu phân biệt giữa hai loại hình đó40

1. Hiện tượng học mới không khởi hiện ngay từ đầu như là một tâm lý học thuần tuý, và vì vậy mà nó không làm nảy sinh mối bận tâm về việc xác lập một tâm lý học khoa học triệt để41; đúng ra là nó khởi hiện như là một “hiện tượng học siêu vượt” với mục đích tái tạo triết học thành một khoa học nghiêm nhặt. Vì hiện tượng học tâm lý và hiện tượng học siêu vượt về cơ bản đều có những nghĩa khác nhau, cho nên chúng phải được duy trì như là những bộ môn hoàn toàn khác biệt. Đó là một thực tế mà ngay cho dù một khoa học có chuyển hướng thành một khoa học khác thông qua một thay đổi nhỏ nhặt hoàn toàn theo nghĩa thông thường thì các hiện tượng “giống hệt như nhau” và các nhận thức ký ức hình ảnh đều xuất hiện ở cả hai loại khoa học đó, mặc dù dưới một chuyên mục khác, làm thay đổi về cơ bản nghĩa của chúng. Thậm chí Locke còn không chú ý đến việc xác lập một bộ môn tâm lý học thuần tuý; đúng ra đây phải là phương tiện duy nhất cho giải pháp phổ biến về vấn đề “lý giải”. Vì vậy mà chủ đề chính của ông là điều bí ẩn về các chức năng lý giải được thực hiện với tư cách là tri thức và khoa học trong chủ thể tính trong khi đưa ra những tuyên bố về tính hiệu lực khách thể. Tóm lại Khảo luận của Locke đã được định hướng như một dự phóng về một lý thuyết tri thức, một triết học siêu vượt.

Ông42 và trường phái của mình đã bị kết buộc là “chủ thuyết tâm lý”. Nhưng nếu như sức ép của vấn đề siêu vượt là phải truy vấn ý nghĩa và tính chính đáng của một khách thể tính đã bắt đầu được biết đến về phương diện ý thức trong tính nội tại của chủ thể tính thuần tuý, cũng như ý nghĩa và tính chính đáng đó lại được thể hiện trong các quá trình xây dựng nền tảng chủ thể tính, thì vấn đề này đã thu hút mối quan tâm tương tự về bất cứ cái gì và về mọi thứ có tính khách thể.

Những gợi ý về vấn đề Siêu vượt: Trong Trầm tưởng của Descartes, và đây là lý do chính xác giải thích tại sao ông là người khai mở kỷ nguyên nhận rõ vấn đề siêu vượt, sự hiểu biết sâu sắc về siêu vượt đã được chuẩn bị, đó là chừng nào mà việc tìm hiểu bản ngã còn được quan ưu thì mọi thứ mà chúng ta tuyên bố thực sự tồn tại và tồn-tại-như-vậy-và-vì-vậy, để rồi cuối cùng điều đó có nghĩa là toàn thể vũ trụ chỉ là một cái gì đó được tin-tưởng-vào trong các niềm tin mang tính chủ thể, và là-như-vậy-và-vì-vậy chỉ là một cái gì đó được thể hiện, được tư duy, và vân vân, là có ý nghĩa này hoặc ý nghĩa khác. Vì vậy, đời sống ý thức chủ thể trong tính nội tại thuần tuý chính là vị trí mà tất cả ý nghĩa được đặt để và toàn bộ tồn tại được sắp xếp và xác nhận. Vì vậy nếu chúng ta tinh lọc những gì mà chủ thể tính có thể thực hiện và vẫn thực hiện ở đây, trong tính nội tại ẩn giấu của nó, thì chúng ta cần phải có sự tự tìm hiểu một cách hệ thống và thuần tuý về người hiểu, chúng ta cần phơi bày cái đời sống tư duy đó, riêng bằng phương tiện “kinh nghiệm nội tại”. 

Chủ thuyết tâm lý: Mặc dù đã có được một sự thấu hiểu sâu sắc, nhưng Locke vẫn thiếu tính thuần khiết cơ bản [cần thiết] và ông đã rơi vào sai lầm của chủ thuyết tâm lý. Chừng nào tri thức và kinh nghiệm thực-tại-khách-quan nói chung vẫn còn bị đặt vấn đề về tính siêu vượt thì nó vẫn còn làm cho ông trở nên lố bịch trong việc giả định trước bất cứ loại tri thức và kinh nghiệm khách quan nào – bởi vì chính cái ý nghĩa và tính chính đáng của tính hiệu lực khách quan của chúng không phải tự thân là một phần của vấn đề đó. Tâm lý học không thể là cơ sở cho triết học siêu vượt. Ngay cả tâm lý học thuần tuý theo nghĩa hiện tượng học được vạch ranh giới về phương diện chủ đề bằng phép quy giản hiện-tượng-học-tâm-lý cũng vẫn và sẽ luôn luôn là một khoa học thực chứng: nó lấy thế giới làm nền tảng cho trước. Các linh hồn thuần tuý và các cộng đồng linh hồn [mà môn tâm lý học nghiên cứu] đều là những linh hồn thuộc về những thể xác về thực chất đều được phỏng đoán, nhưng đã đơn giản bị bỏ qua, không được xem xét đến. Giống như mọi khoa học thực chứng, môn tâm lý học43 thuần tuý này tự thân nó đã có vấn đề về phương diện siêu vượt. 

Quy giản Siêu vượt và vẻ ngoài của sự trùng lặp44

Nhưng các mục tiêu của triết học siêu vượt đòi hỏi một sự quy giản hiện tượng học hoàn toàn phổ quát và mở rộng, quy giản siêu vượt, là loại quy giản thừa nhận giá trị phổ biến của vấn đề và các thực tiễn mà một έποχή dừng phán đoán có liên quan, đặt nó trong ngoặc kép, cái thế giới tổng thể của kinh nghiệm và toàn bộ các khoa học và nhận thức siêu vượt dựa vào đó để chuyển hoá tất cả thành các hiện tượng – các hiện tượng siêu vượt. Decartes đã chạm đến phép quy giản này, trong việc theo kịp nguyên tắc phương pháp luận έποχή dừng ngay phán đoán có liên quan, đặt nó trong ngoặc kép, liên quan đến mọi vật có thể trùng lặp, đến mức ông đã gạt bỏ vai trò của tồn tại tổng thể thế giới kinh nghiệm; ông đã thừa nhận rằng cái còn lại sau đó là cái tôi tư duy như một tổng thể của chủ thể tính thuần tuý, và cái chủ thể tính thuần tuý này không còn được coi là cái tôi [kinh nghiệm], “người này”45 - là cái thực thể trong tính giá trị nội tại của nó, đã được giả định bởi, và vì thế mà có ưu thế thực chất với, toàn bộ nhận thức thực chứng. 

Về phương diện này, nếu chúng ta bổ sung thêm sự thừa nhận quan trọng của Locke về tính cần thiết cho việc mô tả đời sống nhận thức trong tất cả các cấp độ và các thể loại cơ bản của nó, thêm phát hiện của Brentano về tính chủ đích trong việc sử dụng mới về sự thừa nhận đó, và cuối cùng bổ sung thêm sự thừa nhận về tính cần thiết của phương pháp siêu vượt thì kết quả đạt được chính là chủ đề và phương pháp về hiện tượng học siêu vượt ngày hôm nay. Thay cho việc quy giản duy nhất vào chủ thể tính tinh thần thuần tuý, những loại tư duy thuần tuý về con người trong thế giới, chúng ta cần một phép quy giản vào chủ thể tính siêu vượt bằng một έποχή dừng ngay phán đoán có liên quan, đặt nó trong ngoặc kép, mang tính phương pháp về thế giới hiện thực theo quan niệm thông thường và thậm chí là về tất cả các chủ thể tính lý tưởng cũng được, chẳng hạn “thế giới” số và những thứ tương tự. Hiệu lực tính còn lại là riêng cái phổ quát về chủ thể tính “thuần tuý siêu vượt” và đi kèm trong đó là toàn bộ các “hiện tượng” xác thực và khả thể về các khách thể tính, toàn bộ các phương thức thể hiện và các phương thức ý thức thuộc về các khách thể tính như vậy, v.v…

Chỉ bằng phương pháp căn cội đó thì hiện tượng học mới tránh được mâu thuẫn của phạm vi tri thức luận: đặc biệt là khi giả định, hệt như là nó đã vượt ra khỏi vấn đề, là cái [có vấn đề] bao gồm trong xung lực tự thân của việc đặt vấn đề siêu vượt. Hơn nữa chỉ ở điểm này chúng ta mới có thể hiểu được đầy đủ về sự cám dỗ của chủ thuyết tâm lý. Giờ đây chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng bằng một cách thức nhất định, hiện tượng học tâm lý thuần tuý thực tế trùng khớp với hiện tượng học siêu vượt, định đề thay cho định đề - ngoại trừ một điều là những xác quyết tương ứng được lý giải bằng [lĩnh vực] thuần tuý hiện tượng học, trong trường hợp này là cái tâm linh, một phổ tồn tại bên trong cái thế giới được chấp nhận về phương diện tự nhiên, và trong trường hợp khác là cái chủ thể tính-siêu vượt, trong đó ý nghĩa và hiệu lực tồn tại của cái thế giới được chấp nhận về phương diện tự nhiên ấy khởi nguồn. Quy giản hiện tượng học trong thực tế khơi mở một loại kinh nghiệm hoàn toàn mới có thể theo đuổi một cách hệ thống, đó là kinh nghiệm siêu vượt.

Thông qua quy giản siêu vượt, chủ thể tính tuyệt đối, là cái mà những chức năng ẩn giấu ở mọi nơi đều được đưa ra ánh sáng cùng với toàn bộ đời sống siêu vượt của nó, mà trong những tổng hợp mang tính chủ đích của nó, toàn bộ các khách thể thực tế và lý tưởng, với hiệu lực tồn tại thực chứng của chúng vẫn được tạo dựng. Quy giản siêu vượt sản sinh ra lĩnh vực chủ đề về một khoa học hiện tượng học tuyệt đối, được gọi là khoa học siêu vượt vì nó tự giới hạn phạm vi của mình trong toàn bộ các truy vấn siêu vượt hoặc lý thuyết-duy lý. Mặt khác, lý thuyết duy lý siêu vượt được phân biệt với nó chỉ ở điểm xuất phát về các truy vấn đó, vì việc thực hiện một lý thuyết như vậy luôn giả định trước cái đối tượng nghiên cứu phổ quát về cái toàn thể của chủ thể tính siêu vượt. Và đó cũng chính là một khoa học a priori, tiên thiên. 

Triết học Siêu vượt với tư cách là Hữu thể học Phổ quát 46

2. Toàn bộ các khoa học thực chứng đều vận hành trong tính ngây thơ siêu vượt. Không thừa nhận điều đó, người ta thực hiện công việc nghiên cứu với định hướng phiến diện, trong đó toàn bộ đời sống kiến tạo siêu vượt các nhất tính xác thực về kinh nghiệm và tri thức vẫn ẩn giấu trong các khoa học này – ngay cho dù người ta chỉ có thể thấy một cách rõ ràng sau toàn bộ các quy giản của chúng ta, toàn bộ các nhất tính như vậy, theo nghĩa nhận thức riêng của chúng là những gì mà chúng thực sự là với tư cách là các nhất tính của các đa tính đang tạo dựng một cách siêu vượt. Duy nhất hiện tượng học siêu vượt, và chủ nghĩa duy tâm siêu vượt của nó không tồn tại ở đâu khác ngoài hiện tượng học này, làm cho các khoa học khả thể đối phó với các khoa học toàn diện, hoàn toàn cụ thể, điều đó có nghĩa là các khoa học tự hiểu và tự thanh minh cho mình một cách triệt để. Chủ đề về hiện tượng học siêu vượt liên quan đến bất kỳ chủ thể tính nào và đến mọi chủ thể tính khả thể theo nghĩa thông thường của nó, trong đời sống tri thức và các kinh nghiệm tạo dựng cũng như các nhận thức mà một thế giới khách quan xuất hiện ý thức. 

Thế giới như đã trải nghiệm bằng kinh nghiệm xác thực là chủ đề của hệ thống nghĩ ra các khoa học kinh nghiệm thực chứng. Nhưng trên cơ sở của một loại biến thiên tư tưởng tự do về kinh nghiệm xác thực gắn liền với thế giới kinh nghiệm mà ở đó hiện khởi ý tưởng về hệ thống các khoa học kinh nghiệm khả thể phụ thuộc một cách tiên thiên vào nhất tính của một thế giới khả thể. Vì vậy một mặt vẫn có một hữu thể luận tiên thiên thăm dò một cách hệ thống các cấu trúc nhất thiết phụ thuộc về phương diện bản chất vào một thế giới khả thể, có nghĩa là mọi vật không có nó thì một thế giới như vậy không thể tư duy được về phương diện tồn tại thực tế. Nhưng một mặt có nghiên cứu tương quan hiện tượng thăm dò thế giới khả thể và các cấu trúc tồn tại thực tế của chúng, như một thế giới kinh nghiệm khả thể, liên quan đến khả năng ban tặng nghĩa và xác lập sự tồn tại, mà thiếu nó thì thế giới có thể không được tư duy một cách tương tự. Bằng cách đó, hiện tượng học siêu vượt một khi đã được hiện thực hoá sẽ bao quát cả một hữu thể học phổ quát theo nghĩa rộng: một hữu thể học cụ thể, phổ quát và đầy đủ trong đó mọi khái niệm hữu thể có liên quan đều được rút ra từ một nguyên khởi tính siêu vượt không đặt để các vấn đề về ý nghĩa và tính chính đáng trong bất kỳ cách thức không rõ ràng nào.

Hiện tượng học và sự khủng hoảng các nền tảng của các khoa học chính xác47

Các khoa học tiên thiên đã được phát triển, về phương diện lịch sử không hề hiện thực hoá ý tưởng đầy đủ về một hữu thể luận thực chứng. Các khoa học đó chỉ, và về phương diện này, thậm chí còn không đầy đủ, đề cập đến hình thức logic của thế giới khả thể, mathesis universalis, khoa học phổ quát hình thức dựa trên cơ sở toán học, và hình thức ειδοςhình tượng, tưởng tượng của một bản chất vật chất khả thể. Chúng vẫn bị mắc kẹt trong tính ngây thơ siêu vượt và hậu quả là phải chịu gánh nặng của những thiếu sót trong việc xây dựng cơ sở nhất thiết phải có. Trong hình thức ngây thơ này, chúng vận hành như những công cụ phương pháp luận cho các khoa học kinh nghiệm “chính xác” tương ứng, hoặc để làm cho nó chính xác hơn chúng được sử dụng: để duy lý hoá các lĩnh vực dữ liệu kinh nghiệm; để cung cấp một methexis, mối quan hệ giữa một sự kiện đặc thù và một hình thức, giữa cái xác thực và cái cần thiết bằng cách quy chiếu ngược trở lại cấu trúc ειδοςcủa một sự-kiện-thế-giới khả thể nói chung; và vì vậy mà cung cấp cơ sở cho các quy luật để củng cố các nguyên lý thuần tuý quy nạp. Các “khái niệm cơ bản” của tất cả các khoa học thực chứng – những khái niệm từ bên ngoài của tất cả các khái niệm về thực tại thế giới được tạo dựng – đồng thời là các khái niệm cơ bản của các khoa học duy lý tương ứng. 

Nếu có bất kỳ sự thiếu minh bạch nào về các nguồn gốc của chúng, và vì thế mà có bất kỳ thất bại nào liên quan đến việc tìm hiểu ý nghĩa cần thiết và chính hiệu của chúng, thì sự thiếu minh bạch này lại bị truyền đến toàn bộ công việc tạo dựng lý thuyết của các khoa học thực chứng. Trong hầu hết các lần gần đây, thiếu sót của tất cả các khoa học thực chứng đều đã được phơi bày bởi sự khủng hoảng của các nền tảng là tất cả các khoa học tiên thiên, kinh nghiệm và thực chứng đều lâm vào, cũng như bởi trận chiến về các “nghịch lý”, về tính chính cống hoặc tính hiển nhiên của các khái niệm cơ bản, và các nguyên tắc truyền thống trong đại số, trong niên đại học, v.v…Dưới ánh sáng của toàn bộ đặc trưng phương pháp của chúng, các khoa học thực chứng không còn có thể được xem là các khoa học chân chính nữa – theo nghĩa đó, các khoa học có thể hoàn toàn tự lý giải và tự biện minh được cho chính bản thân mình và có thể phác thảo các con đường chắc chắn cho bản thân chúng với sự hiểu biết sâu sắc một cách toàn diện. Khoa học hiện đại chỉ có thể được giải phóng khỏi tình huống quá đáng này bằng một cuộc cải cách hiện tượng học.

Xây nền hiện tượng học cho các khoa học thực sự48

Căn cứ vào những gì mà chúng ta đã nói ở trên, hiện tượng học siêu vượt được viện đến để phát triển cái ý tưởng tự ẩn giấu trong chính bản thân nó, về một hữu thể luận phổ quát vượt lên đến cấp độ siêu vượt, và vì vậy mà đem đến tính toàn diện cụ thể - có nghĩa là, tư tưởng về một khoa học của hệ thống các hình thức ειδοςmang tính hình tượng, tưởng tượng của mọi thế giới khả thể về nhận thức và của các hình thức tương quan của sự tạo dựng có chủ đích của chúng. Theo đó, hiện tượng học là chốn nguyên khởi của các khái niệm cơ bản về tất cả các khoa học siêu vượt, như là các nhánh của một hữu thể luận, và vì vậy mà là các khái niệm cơ bản của toàn bộ các khoa học kinh nghiệm tương ứng của thế giới hiện thực – các khái niệm cơ bản được tạo hình trong tính chính đáng nguyên khởi và về phương diện phát triển hiện tượng học của chúng, là từ sự khởi đầu, không dính dáng gì đến bất kỳ tính mù mờ nào. Vì nó nảy nở một cách hệ thống, nên môn hữu thể luận hiện tượng học này chuẩn bị toàn bộ các khoa học tiên thiên vẫn chưa có nền móng và vì vậy mà chuẩn bị cho sự phát triển tất cả các khoa học kinh nghiệm trở thành các khoa học “chính xác”, duy lý hoá. Một bước tiến quan trọng theo hướng đó chính là việc xây dựng một môn tâm lý học thuần tuý tiên thiên, thay cho môn tâm lý học kinh nghiệm vận hành con đường mà một bộ môn hình học tiên thiên vận hành cho môn vật lý học kinh nghiệm. Ý tưởng này sẽ nhất thiết quyết định một trăm năm sau49. Một nhiệm vụ chủ yếu bao hàm trong đó chính là việc lý giải hiện tượng học về lịch sử và về “ý nghĩa” phổ quát chứa đựng trong tính không lặp lại của nó. 

3. Hiện tượng học về đời sống tình cảm và ý chí với tính chủ đích chính xác đối với nó được xây dựng trên cơ sở hiện tượng học về kinh nghiệm và tri thức tự nhiên bao gồm toàn bộ văn hoá theo các hình thức cần thiết, khả thể và cái ειδοςmang tính hình tượng, tưởng tượng của nó cũng như cái tương quan tiên thiên thuộc về các hình thức ειδοςmang tính hình tượng, tưởng tượng của xã hội tính. Rõ ràng là mọi môn khoa học định chuẩn và mọi môn triết học theo nghĩa chuyên môn hoá đều nằm trong phạm vi hiện tượng học, hệt như hiện tượng học triết học về phương diện lịch sử hiện khởi trong mối quan hệ với quá trình minh bạch hoá cái tư tưởng về một môn logic học thuần tuý, một môn giá trị học hình thức, và một lý thuyết thực tiễn.

Hiện tượng học là phản siêu hình học chừng nào nó phản đối mọi siêu hình học liên quan đến việc tạo dựng các giả thuyết thuần tuý hình thức50. Nhưng giống như mọi vấn đề triết học chính cống, toàn bộ các vấn đề siêu hình học đều quay trở về với một cơ sở hiện tượng học, mà ở đó chúng tìm thấy được hình thức siêu vượt chân chính và phương pháp được tạo dựng từ trực giác. Hơn nữa hiện tượng học không hề là một triết học hệ thống theo phong cách truyền thống, mà là một khoa học hoạt động thông qua các nghiên cứu hệ thống và cụ thể. Ngay cả ở cấp thấp nhất – sự phân tích ειδοςhình tượng, tưởng tượng thuần tuý mô tả về các cấu trúc của một chủ thể tính thuần tuý siêu vượt, về cái tôi như một đơn tử – đã là một lĩnh vực nghiên cứu cụ thể mênh mông, mà các kết quả của nó là cơ sở cho toàn bộ triết học, và tâm lý học.

Cuộc cách mạng hiện tượng học của tất cả các phản đề triết học51

Khi công trình hiện tượng học phát triển một cách hệ thống từ các dữ kiện trực giác để trừu tượng hoá các đỉnh cao nhất thì các phản đề mơ hồ theo truyền thống cũ về các quan điểm triết học phải tự thân giải quyết mà không có các mánh khoé biện chứng cãi lý hoặc các nỗ lực lờ mờ bằng thoả hiệp – các phản đề theo nghĩa thông thường là những phản đề giữa chủ nghĩa duy lý Platonism và chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ thể luận và khách thể luận, duy tâm và duy vật, hữu thể và siêu vượt, tâm lý luận và phản tâm lý luận, thực chứng và siêu hình, giữa một quan niệm mục đích luận52 về thế giới và một quan niệm mục đích luận thuần túy. Ở cả hai phía đều có những lý do chính đáng, nhưng cũng là những nửa sự thật và các tuyệt đối hoá không thể chấp nhận được về các vị trí cục bộ chỉ được biện minh tương đối và tuyệt đối. 

Chủ thể luận chỉ có thể được vượt qua bởi loại chủ thể luận nhất quán và phổ quát nhất, chủ thể luận siêu vượt. Trong hình thức này chủ thể luận đồng thời là khách thể luận ở chừng mức nó bảo vệ các quyền về tất cả các khách thể tính phải được thể hiện bởi kinh nghiệm hài hoà, nhưng thực ra thì nó cũng đem đến cho tính hiệu lực cái ý nghĩa đầy đủ và chân chính của nó, ngược lại với cái gọi là khách thể luận mắc lỗi trong sự lý giải sai lầm về sự tạo dựng siêu vượt. Hơn nữa người ta còn nói rằng: chủ nghĩa kinh nghiệm chỉ có thể bị vượt qua53 bởi loại chủ nghĩa kinh nghiệm nhất quán và phổ quát nhất, trong vị thế của thứ “kinh nghiệm” bó hẹp của các nhà kinh nghiệm luận, ấn định khái niệm kinh nghiệm nhất thiết phải được mở rộng – cấp cho trực giác nguyên khởi – dưới mọi hình thức của nó, trực giác về cái ειδος, hình tượng, tưởng tượng về bằng chứng hiển nhiên, trực giác hiện tượng học về bản chất, v.v…, thể hiện kiểu loại và hình thức về sự chính thống hoá của nó bằng cách thanh lọc hiện tượng học. Hiện tượng học với tư cách là hiện tượng học ειδος hình tượng, tưởng tượng, một mặt mang tính duy lý; nó vượt qua một chủ nghĩa duy lý giáo điều, chật hẹp bằng một chủ nghĩa duy lý phổ quát nhất, thứ chủ nghĩa duy lý nghiên cứu ειδος hình tượng, tưởng tượng, liên quan đến một cách thức thống nhất đối với chủ thể tính siêu vượt, ý thức – cái tôi, và khách thể tính ý thức.

Tình hình cũng như vậy đối với các phản đề khác xoắn xuýt lấy nhau. Trong học thuyết sáng thế, hiện tượng học giải quyết học thuyết quần hợp ειδος mang tính hình tượng, tưởng tượng: nó thanh lọc và biện minh cho những phát hiện mở đầu của Hume, nhưng sau đó nó lại tiếp tục chỉ ra rằng bản chất của chủ thể tính siêu vượt cũng như hệ thống các quy luật ειδος mang tính hình tượng, tưởng tượng triệt để là mục đích luận. Chủ nghĩa duy tâm siêu vượt của hiện tượng học đã ẩn giấu chủ nghĩa hiện thực tự nhiên hoàn toàn trong chính bản thân nó, nhưng nó lại cũng tự chứng tỏ không phải bằng thứ luận lý rối rắm mà bằng tính nhất quán tự thân của công trình hiện tượng học. Hiện tượng học có chung hàng loạt phẩm cấp với Kant trong trận chiến chống lại thứ hữu thể luận nông cạn của phép phân tích khái niệm, nhưng tự thân nó là một hữu thể luận, mặc dù được rút ra từ “kinh nghiệm siêu vượt”. Hiện tượng học bác bỏ mọi loại “phục hưng” triết học; là một triết học tự phản ánh trong nguyên khởi sâu xa nhất và trong tính phổ quát nhất của nó, nó được định hướng đến các khái niệm, các vấn đề và các hiểu biết sâu sắc54 là một triết học đạt được bởi tự thân, và nó vẫn được khích lệ bởi những con người vĩ đại trong quá khứ mà trực giác của họ được chính triết học này xác quyết thêm trong khi hoán đổi các trực giác đó thành nền tảng vững chắc cho công nghiệp nghiên cứu cụ thể mà người ta có thể tiếp tục và thực hiện đến cùng. Nó đòi hỏi nhà hiện tượng học, về phương diện cá nhân, phải từ bỏ cái ý niệm về một triết học có lẽ chỉ là của riêng họ và thay vì là một người làm công khiêm tốn nhất trong một cộng đồng với những người khác, thì học phải sống vì một philosophia perennis, triết học vĩnh hằng. 55
__________________________________________________

Tác giả: Edmund Gustav Albrecht Husserl (Sinh ngày 8, tháng Tư năm 1859 tại Prostějov, Moravia, nước Áo, chết ngày 26 tháng Tư, năm 1938 tại Freiburg, nước Đức) là một nhà triết học và toán học, được coi là cha đẻ của Hiện tượng học. Ông là người đột phá vào định hướng thực chứng khoa học và triết học trong thời đại của mình, và ông còn là người kiến tạo các phê phán duy sử luận và tâm lý luận về phương diện logic. Không giới hạn vào chủ nghĩa kinh nghiệm, nhưng lại tin tưởng rằng kinh nghiệm là cội nguồn của toàn bộ tri thức, ông đã xây dựng phương pháp quy giản hiện tượng học bằng quan niệm cho rằng một chủ thể hoàn toàn có thể nhận thức được một cách trực tiếp một bản chất. Mặc dù sinh ra trong một gia đình Do Thái, nhưng Husserl lại chịu lễ rửa tội để theo Tin lành Luther năm 1886. Ông nghiên cứu toán học với Karl WeierstrassLeo Königsberger, nghiên cứu triết học với Franz BrentanoCarl Stumpf. Bản thân ông đã giảng dạy triết học ở Halle từ năm 1887, sau đó là giáo sư triết ởGöttingen năm 1901, và ở Freiburg từ năm 1916 đến khi nghỉ hưu năm 1928. Sau đó ông đã đọc một số bài giảng tại Paris năm 1929, và ở Prague năm 1935. Đạo luật phân biệt chủng tộc khét tiếng của Đức Quốc xã đã gạt ông ra khỏi mọi cương vị và đặc quyền Hàn lâm, và ông mất tại Freiburg năm 1938.

Nguồn: Edmun Husserl: Phenomenology, Draft A. Bản dịch tiếng Anh của Thomas Sheehan. The Encyclopaedia Britannica Article. Editorial Notes on the Present Edition of the EB Article.

Chú thích
1.Hu (Husserl) IX, p. 238.9-240.4. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D §2, "Cái tâm thần Thuần túy [v.v…]."
2. Heidegger (A1, p. 1.21, trong văn bản) đã thay đổi từ tiếng Đức của Husserl "wie" thành "in denen," tức là từ "như thế nào" hoặc "như là" thành "bằng cái [loại] nào" (Xem Hu IX, tr. 237.20). Ngoại trừ cách ghi chú khác, các nhận xét của Heidegger thấy ghi ở lề trái văn bản của Husserl.
3. Heidegger (A1, tr. 2.13, trong văn bản) đã thay đổi "normal" thành [“unreflektiert”. Xem Hu IX, tr. 238.15.
4. Phần còn lại trong câu này có nguồn gốc từ Landgrebe, là người đã thay nó bằng 14 dòng đánh máy trong văn bản của Husserl: A1, tr. 3.2-16. Để biết đầy đủ, xem Hu IX, tr. 593, ghi chú tr. 238.32-35. Chúng tôi đưa ra phiên bản của Landgrebe vì công việc chỉnh sửa hình như đã được thực hiện trước khi bản này được chuyển cho Heidegger.
5. Ghi chú của Heidegger (A1, tr. 3.17, tốc ký; xem. Hu IX, tr. 593): "Vì vậy, chẳng hạn, cái-được-điều-chỉnh trong một phán đoán được lặp lại [wiederholt] hệt như vậy."
6. Ghi chú của Heidegger (A1 tr. 4.24, Viết thảo chữ Đức; xem. Hu IX, tr. 239.32 và n. 1): Heidegger gạch dưới erfordert ["cần thiết "] hai lần và viết: "Tại sao? Trước hết, toàn bộ những điều cần thiết là ở chỗ chúng ta trưng ra và minh định hữu thể luận thuần túy trong lĩnh vực ấy, khuất lấp đằng sau chúng ta, như nó đã từng khuất lấp." (Đúng theo nghĩa đen là: "Tại sao? Trên hết [điều cần thiết là] chỉ việc trưng ra –thuần túy bằng cách minh định hữu thể luận- lĩnh vực của nó, nằm ở phía sau, như nó vốn vậy.")
7. Văn bản này thể hiện những thay đổi của Landgrebe trong văn bản của Husserl: A1, tr. 5.2-4; xem HuIX, tr. 593, ghi chú thành tr. 240.2-4. Khi đánh máy bản A1, tr. 4 cho thấy, những thay đổi của Landgrebe đã được thực hiện trước khi bản A1 được gửi cho Heidegger.
8. Hu IX, tr. 240.5-241.36. Tư liệu thuộc đầu đề này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D §1, "Khoa học Tự nhiên Thuần túy và Tâm lý học Thuần túy."
9. Ghi chú của Heidegger (A1, tr. 5.6-7; xem. Hu IX, tr. 593): "Xem 5a ở dưới."
10. Ở chỗ này trong cả bản A1 và A2 (ở tr. 5.13 = Hu IX, tr. 240.14) nửa sau của trang này bị gạch chéo ở ba dòng đầu tiên của tr. 6; đoạn bị xóa được khôi phục lại trong Hu IX, tr. 593. Thay cho đoạn nàyHusserl đã dùng ms. tr. 5a, tiếp theo.
11. Heidegger (bản A2, tr. 5a.1, trong văn bản) đã thay "daß" ("[sự thật] thì") thành "ob" ("liệu"), vì vậy mà thay đổi cách đọc thành: "...vẫn được để ngỏ [vấn đề là] liệu...."
12. Trong bản A2, tr. 5a.3-5, phần còn lại của câu này bị gạch chéo – dù nó vẫn còn trong Hu IX, tr. 15-18 – và có thể là đoạn quy chiếu cho ghi chú bên lề của Heidegger trong đoạn trước.
13. Heidegger (bản A2, tr. 5a.6, trong văn bản) đã thay đổi [Seelisches Sein] hiện hữu tâm linh của Husserl thành [Seelisch Seiendes] các thực thể tâm linh. ("Seelisches” [cũng như Seelisch] được viết hoa vì nó ở đầu câu.) Xem Hu IX, tr. 240.19.
14. Hai dòng rưỡi đầu tiên của bản A1, tr. 6 bị gạch chéo. Các dòng này, cộng them nửa thứ hai của tr. 5.14-27, đã được đưa xuống tr. 5a.
15. Ở lề đáy của bản A1, tr. 6.27 Husserl đã ghi nhanh: "Theo đó, trong số các “khái niệm cơ bản” của môn tâm lý học – các yếu tố nguyên gốc của lý thuyết tâm lý – các khái niệm tâm lý học thuần túy đều được ưu tiên về thực chất và được coi là quan trọng hơn các khái niệm tâm vật lý học, vì vậy mà được coi là quan trọng hơn tất cả các khái niệm tâm lý học nói chung”. (Câu này được thay ở điểm này trongHu IX, p. 241.32-36.) Câu tốc ký này trong bản A1 có thể là câu thay thế cho các từ “các yếu tố lý thuyết tối hậu của toàn bộ môn tâm lý học, đặt trước toàn bộ các khái niệm tâm lý học khác” ở đoạn tiếp theo, đã bị gạch chéo trong bản A1, tr.7.6-7 (nhưng vẫn còn trong Hu IX, p. 242.3-5).
16. Ở đoạn này trong các dòng đánh máy, Husserl thay hai trang đánh máy 7 và 7a, cho trang 7 ở trước. Bốn dòng đầu của tr. 8, tiếp theo từ tr.7 trong nguyên bản đã bị gạch bỏ trong Hu IX, tr. 594.
17. Ghi chú của Heidegger (A2, tr. 7.1-5; xem. Hu IX, tr. 594): "Đặt lên trước, tối thiểu là tr. 6 ở trên."
18. Heidegger (A2, tr. 7.6; xem. Hu IX, tr. 594) viết "Xemtr. 11."Tài liệu tham khảo dường như là thuộc bản A1, tr. 11.5-6 (=Hu IX, tr. 244.32-33), câu thứ hai thuộc "4."
19. Heidegger (A2, tr. 7.8) gợi ý thay đổi đoạn đó để đọc thành: “phải được rút ra từ trực giác gốc của tâm linh như thông lệ”. Husserl đã đưa đoạn thay đổi đó vào bản A1., tr.7.8 (= Hu IX, tr. 242.6-7).
20. Ghi chú của Heidegger (A2, tr. 7.10; xem. Hu IX, tr. 594): "Một [cái gì đó] khác về cá nhân tính hoặc về tính cộng đồng”. Trong bản A2, Husserl đã thay câu đó thành: “Trực giác như vậy có ba cấp độ đặt nền tảng trên mỗi cấp: tự trải nghiệm, kinh nghiệm liên chủ thể, và kinh nghiệm cộng đồng theo thông lệ”. Cách đọc này thấy trong Hu IX, tr. 242.8-10.
21. Heidegger (A2, tr. 7.10, trong nguyên bản) gợi ý bắt đầu câu ấy bằng “cái [người, vật] trước” (Jene: không phải Diese như trong Hu IX, tr. 594, ghi chủ ở tr. 242.9), hệt như ông gợi ý bắt đầu câu tiếp theo bằng “cái [người, vật] trước”. Xem ghi chú sau.
22. Heidegger (A2, tr. 7.14) gợi ý sử dụng “cái [người, vật] sau” (diese) ở đây để có lẽ đọc thành: “Trong trường hợp sau, rõ ràng…” Husserl không đưa gợi ý đó vào bản A2 (Hu IX, tr. 242.14).
23. Heidegger (A2, tr. 7.15, trong nguyên bản) đã bổ sung "intersubjektiven" ["liên chủ thể"] vào chỗ này.
24. Husserl (A1 và A2, tr. 7.16) thêm "như một linh hồn cá thể," vào chỗ này. Xem Hu IX, tr. 242.16.
25. Ghi chú của Heidegger (A2, tr. 7.16-21, kết thúc đoạn cuối câu này nhưng rõ ràng vẫn liên quan đến hai câu cuối của đoạn đó; xem Hu IX, tr. 594): “Trong nguyên bản có một sự chia ba: tự trải nghiệm, kinh nghiệm của người khác, và kinh nghiệm của đời sống cộng đồng. Hãy gộp ba kinh nghiệm này lại với nhau bằng cách rõ ràng, tinh lọc hơn”. Husserl dường như đã dành riêng gợi ý này: xem A2, tr. 7.10, vàHu IX, tr. 242.8-10.
26. Phần còn lại của câu này (=Hu IX, tr. 242.37-243.2) xuất hiện trong bản A1 và A2, tr. 7a.8 như một bổ sung ghi tay của Husserl.
27. Liên quan đến cái tiếp theo ngay trong bản A, tr. 8: Bốn dòng đầu tiên của tr.8 bị gạch bỏ (đây là phần thay thế cho tr. 7 và 7a trong nguyên bản tr.7) và 15 dòng tiếp theo được đặt trong ngoặc kép. Đoạn này được khôi phục lại trong Hu IX, tr. 594-595.
28. Hu IX, tr. 243.3-244.29. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D §3, "Lĩnh vực Độc lập của cái Tâm thần Thuần túy – Quy giản Hiện tượng học và Kinh nghiệm Chân nội tại".
29. Ghi chú của Heidegger (A1, tr. 8.20-27, lề trái và lề đáy kết lại hai câu đầu tiên của đoạn này): “Nói gọn lại: Khả tính của một tâm lý học thuần túy nhìn chung đều tùy thuộc vào việc thực hiện một cách chính xác cái trực giác nguyên ủy của tâm linh theo thông lệ. Sự thực hiện này được quyết định và hướng dẫn bằng “quy giản hiện tượng học”. Các đặc trưng cốt lõi của phương pháp này là như sau: 1. Coi tâm linh thiết yếu là có tính chủ đích; 2. Gắn kết với nó là epoché - sự dừng lại, đặt trong ngoặc kép; 3. Kết cấu của tính chủ đích trong đa tính của các phương thức biểu hiện của nó; 4. Gía trị hiệu lực phổ quát của cấu trúc phương pháp cơ bản này gắn liền với tính phổ quát của cấu trúc tính chủ đích”.
30. Heidegger (A1, tr. 9.11, trong nguyên bản) đã thay als das ("như thế ") thành als solches ("như thông lệ "). Xem Hu IX, tr. 243.23.
31. Ghi chú của Heidegger (A1, tr. 9.19-25, kết thúc câu này và câu tiếp theo; xem Hu IX, tr. 595): “Đưa điểm này lên đầu, và từ đó sự cần thiết của epoché sẽ trở nên rõ rang hơn”. Husserl đã phỏng lại ghi chú này bằng ghi tay vào phần lề tương ứng của bản A2 và trong khi vẫn để nguyên đoạn trên ở chính vị trí đó, đã thay đổi đôi chút bên trong. Xem Hu IX, tr. 243.30 và tr. 595.
32. Ghi chú của Heidegger (A1, tr.10.20; xem Hu IX, tr. 595): "Xem tr. 11" [= Hu IX, tr. 245 dòng 12ff.]
33. Hu IX, tr. 244.30-247.3. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong bản D §5, "Chức năng Cơ bản của Tâm lý học Hiện tượng học Thuần túy cho một Tâm lý học Kinh nghiệm Chính xác” và § 4, "Quy giản Hiện tượng và Tâm lý học Hiện tượng với như là một Khoa học Hiện tượng."
34. Ghi chú của Heidegger (A1, tr. 11.6):"Xem tr. 7". Heidegger dường như đã tham chiếu vào A1 và A2,tr. 7.6 (xem ở trên). Husserl đã sao chép ghi chú của Heidegger để đưa vào vị trí tương ứng trong bản A2, nhưng lại bằng chú thích: "Tuy nhiên, có [tức là tr. 7.6, = Hu IX, tr. 242.3-4] cuộc thảo luận chỉ là về các khái niệm với tư cách là các thành tố lý thuyết đầu tiên”.
35. Ghi chú của Heidegger (A1, tr. 11.18-20):"Xem tr. 10". Husserl đã sao chép ghi chú của Heidegger để đưa vào vị trí tương ứng trong bản A2. Biemel coi đây là quy chiếu vào Hu IX, tr. 244.19-21, tức là trong bản dịch này, vào các từ: “mở ra nhiều loại hình tổng hợp, vì vậy nói chung, ý thức kết hợp với ý thức thành sự thống nhất của một ý thức”. 
36. Ở đây, trong đoạn mở đầu của bản A2, tr. 12, trên đỉnh lề, Heidegger viết (và gạch dưới): “tr.11 trong bản Landgrebe” mà Biemel (Hu IX, tr. 595, và lại là tr. 245.21) coi là quy chiếu vào câu mở đầu của đoạn “4” ở trên. Tuy nhien chí ít thì cũng có thể là Heidegger quy chiếu vào các từ đánh máy của Landgrebevề các từ của Husserl "Studien zurStruktur des Bewusstseins,"mà Heidegger vừa đọc.
37. Từ câu này đến cuối đoạn, văn bản được đặt trong ngặc kép ở bản A1 và A2 (tr. 12.5-14).Trong bản A1 nó được đánh dấu bằng dấu gạch bỏ. Trong lề trái của bản A1 (xem Hu IX, tr. 245, n. 1) Heideggerviết: “Các vấn đề siêu vượt!”.
38. Hu IX, tr. 245.37-247.23. Trong toàn bộ các bản thảo sau này, tư liệu thuộc chuyên mục này được kết hợp với tư liệu trong phần tiếp theo (II.1), và việc kết hợp ấy được thực hiện thành một phần duy nhất mở ra Phần II. Trong Bản thảo D phần duy nhất ấy là §6, “Bước ngoặt siêu vượt của Descartes và Tâm lý luận của Locke”.
39. [Ghi chú của Sheehan: Franz Brentano, Psychologie vom empirischen Standpunkt, Leipzig: Duncker and Humblot, 2 volumes, 1874; biên tập lần thứ hai, chủ biên Oskar Kraus, Leipzig: Felix Meiner, 2 vols. 1924-1925, in lại: Hamburg: Felix Meiner, 1955. Tâm lý học từ quan điểm Kinh nghiệm Chu nghĩa, chủ biên: Oskar Kraus, Biên tập tiếng Anh của Linda L. McAlister; bản dịch của Antos C. Rancurello, D. B. Terrell, và Linda L. McAlister, London: Routledge và Kegan Paul; New York: Humanities Press, 1973.]
40. Hu IX, tr. 247.24-249.4. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D §6, với gợi ý của §7 (cần để phân biệt các vấn đề siêu vượt và tâm lý học; xem tr. 248.15-28: quan điểm siêu vượt của Descartes) và §8 (những khiếm khuyết của tâm lý luận; xem tr. 248.28-249.4: Tâm lý luận của Locke).
41. Ghi chú bên lề bị tẩy của Heidegger (bản A1, tr. 14.23; xem Hu IX, tr. 247, n.1): "Tâm lý học Duy lý!". Trong bản A1 và A2 Husserl đã đổi thành: "việc xác lập một tâm lý học khoa học nghiêm nhặt". Xem HuIX, tr. 247.25-26.
42. Câu này và câu sau được đặt trong ngặc kép ở bản A2, tr. 15.12-19. Trên lề trái có một ghi chú viết tay, có lẽ của Heidegger: "Vô dụng". Các cây này vẫn được giữ nguyên trong Hu IX, tr. 248.10-15.
43. Ghi chú của Heidegger (bản A1, tr. 16.17; xem Hu IX, tr. 249, n.1): "là kinh nghiệm" [được gạch dưới trong nguyên bản] Husserl đã chuyển đổi mấy từ này bằng chữ thảo sang phần lề tương ứng của bản A2.
44. Hu IX, tr. 249.4-250.24. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D §9, mà chúng tôi đã lấy làm tiêu đề.
45. Heidegger (A1, tr. 17.2; xem Hu IX, tr. 249, n. 2) chú giải “người này” bằng: “nhưng đúng ra thì [phải được coi là] ‘tính người’” ["wohl aber als 'Menschheit'"]. Biemel (Hu IX, tr. 249, n.2) đến lượt chú "tính người" bằng: "được hiểu là thực tính của con người"). Husserl chuyển ghi chú của Heidegger, bằng chữ thảo vào phần lề tương ứng trong bản A2.
46. Hu IX, tr. 250.25-251.23. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D, III, §11, mà chúng tôi đã lấy làm tiêu đề.
47. Hu IX, p. 251.23-252.15. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D, III, §12, mà chúng tôi đã lấy làm tiêu đề.
48. Hu IX, tr. 252.15-253.21. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D, III, §13, mà chúng tôi đã lấy làm tiêu đề.
49. Câu này được bị gạch bỏ trong cả bản A1 và A2, tr. 21.23-24.
50. Ghi chú của Heidegger (A2, tr. 22.10; xem. Hu IX, tr. 253, n. 1): "hoặc: và chừng nào người ta còn hiểu siêu hình là sự thể hiện về một thế giới quan được thực hiện bằng thái độ tự nhiên và luôn gắn kết với thái độ tự nhiên đặc biệt là các trạng huống lịch sử đời sống – các trạng huống của khả thể tính nhận thức đặc biệt mang tính sự kiện thực của đời sống”. ["oder und erst recht sofern man unter Metaphysik die Darstellung eines Weltbildesversteht, das in der natürlichen Einstellung vollzogen und je nur auf sie inbestimmten historischen Situationen des Lebens -- seiner gerade faktischenErkenntnismöglichkeiten -- zugeschnitten ist."]
51. Hu IX, tr. 253.21-254.38. Tư liệu mục này nói chung tương hợp với một số tư liệu trong Draft D, III, §16, mà chúng tôi đã lấy làm tiêu đề.
52. Trong Hu IX, tr. 253.31, từ này, teleologischer [nhà mục đích luận], bị in nhầm là theologischer [nhà thần học].
53. Các từ đặt trong ngoặc kép do Biemel cung cấp: Hu IX, tr. 254.7-8.
54. Tr. 24-25 của bản A2 được Husserl phát hiện là gắn thêm vào đoạn cuối của bản dịch đầu tiên rất cô đọng của Christopher V. Salmon.
55. Câu cuối cùng này được thay thế đúng nguyên văn là câu cuối cùng của bản thảo C, tr. 45.15-18 và (vì trang 45 được đưa vào, được đánh số vào bản thảo D) của Draft D, tr. 31.15-18.

Người dịch: Hà Hữu Nga
CÁC BÀI VIẾT CÙNG CHỦ ĐỀ



TRAO ĐỔI CÙNG BẠN VỀ BÀI VIẾT
Comments
0 Comments

Không có nhận xét nào:

Lời thưa... Đóng lại Cảm ơn bạn đã đọc bài viết:
- Có ý kiến gì xin cùng nhau trao đổi.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!

Google Suy nghiệm Triết học

Bài đăng mới nhất