Vấn đề siêu hình học, quan niệm vế siêu hình học luôn là một vấn đề trọng tâm và nan giải nhất của triết học, vì nó có liên quan mật thiết đến dự lý giải về triết học, về động thái của đối tượng triết học và về sứ mệnh của triết học trong văn hoá.
Siêu hình học (tiếng Anh: Metaphysics bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp: μετά (meta) = "sau", φυσικά (phisiká) = "lý thuyết vật chất; hay Vật lý". Do đó, từ này có nghĩa là "Sau Vật lý"). Lưu ý, từ "Vật lý" ở đây ám chỉ những công trình nghiên cứu vật chất của Aristotle trong thời cổ đại) là một nhánh triết học quan tâm đến việc giải thích bản chất của thế giới. Đây là một môn học về sự tồn tại hoặc sự thật. Nó quan tâm đến các câu hỏi như: Bản chất của sự thật là gì? Đâu là vị trí đầu tiên của con người trong vũ trụ? Màu sắc là chủ quan hay khách quan? Liệu thế giới có xuất hiện bên ngoài trí óc của chúng ta hay không? Bản chất của vật thể, sự kiện, nơi chốn là gì?
1. “Siêu hình học” là “triết học thứ nhất” của Aristotle.
Bản thân Aristotle chưa sử dụng thuật ngữ “siêu hình học”. Song, nếu căn cứ vào những tác phẩm của ông tập hợp lại dười tên gọi “siêu hình học”, thì có thể khẳng định rằng, trong quan niệm của Aristotle, siêu hình học là học thuyết về những nguyên tắc và các bản nguyên tối cao, siêu kinh nghiệm của tồn tại, của nhận thức, của văn hoá và vủa con người.
Như đã rõ, Andronicus (thế kỷ I trước CN.) đã đưa ra thuật ngữ “siêu hình học” khi hệ thống hoá các tác phẩm của Aristotle. Ông xếp vào “siêu hình học” các tác phẩm mà Aristotle đề cập tới “tồn tại như là cái thực tồn”, tới”các hình thức thư nhật của cái thực tồn”. Toàn bộ di sản lý luận của Aristotle được phân ra thành ba bộ phận là: 1) Vật lý học - nghiên cứu giới tự nhiên, 2) triết học - nghiên cứu cái thực tồn và sự tồn tại của cái thực tồn, 3)đạo đức học - nghiên cứu cái do con người tạo ra, cái có quan hệ cới lối sống, lối ứng xử của con người (etos).
Như vậy, “siêu hình học” (triết học thứ nhất” của Aristotle nghiên cứu cái thực tồn và sự tồn tại của cái thực tồn, các bản nguyên và những nguyên tắc của mọi cái thực tồn; các bản nguyên này cũng chính là mục đính nhận thức và nguồn gốc khoái cảm của con người. Về thực chất, siêu hình học cổ đại cùng với việc tìm tòi những nguyên tắc hay các bản nguyên siêu hình học nói chung.
Như đã rõ, Andronicus (thế kỷ I trước CN.) đã đưa ra thuật ngữ “siêu hình học” khi hệ thống hoá các tác phẩm của Aristotle. Ông xếp vào “siêu hình học” các tác phẩm mà Aristotle đề cập tới “tồn tại như là cái thực tồn”, tới”các hình thức thư nhật của cái thực tồn”. Toàn bộ di sản lý luận của Aristotle được phân ra thành ba bộ phận là: 1) Vật lý học - nghiên cứu giới tự nhiên, 2) triết học - nghiên cứu cái thực tồn và sự tồn tại của cái thực tồn, 3)đạo đức học - nghiên cứu cái do con người tạo ra, cái có quan hệ cới lối sống, lối ứng xử của con người (etos).
Như vậy, “siêu hình học” (triết học thứ nhất” của Aristotle nghiên cứu cái thực tồn và sự tồn tại của cái thực tồn, các bản nguyên và những nguyên tắc của mọi cái thực tồn; các bản nguyên này cũng chính là mục đính nhận thức và nguồn gốc khoái cảm của con người. Về thực chất, siêu hình học cổ đại cùng với việc tìm tòi những nguyên tắc hay các bản nguyên siêu hình học nói chung.
2. Siêu hình học trung cổ.
Trong triết học trung cổ, siêu hình học thể hiện là hình thức tối cao của nhận thức lý tính về tồn tại, về sự phục tùng tri thức siêu lý tính được đem lại trong mặc khải. Thomas Aquinas đã luận chứng cho sự đồng nhất giữa “triết học thứ nhất”, siêu học thứ nhất là sự nhận thức nguyên nhân tối cao (Chúa, Đấng Sáng thế với tư cách nguyên nhân thứ nhất của vạn vật), còn siêu hình học thì khảo cứu cái thực tồn và những gì có quan hệ với nó. Triết học Aristotle được Thomas Aquinas lĩnh hội theo chiều hưỡng dẫn tới sự xuất hiện hệ tín điều của cả niềm tin lẫn của triết học thứ nhất. Triết học này (siêu hình học Aristotle), theo ông, khi vạch ra mối liên hệ đặc thù giữa “triết học thứ nhất” với thần học đã định hướng thế giới quan trung cổ với ý niệm về Chúa như một Đấng Sáng thế, với sự nhận thức về Chúa như là nguyên nhân tối cao và với những luận chứng cho sự tồn tại của Chúa. Triết học thứ nhất của Aristotle khi đặt ra vấn đề bản chất của cái thực tồn và cái thực tồn tổng thể với tư cách là cái tối cao và cái tối hậu (Thượng đế) đã đánh đống niềm tin Thiên Chúa giáo với chính nội dung trong học thuyết triết học của ông. Từ đó, người ta đã biến cái là vấn đề ở Aristotle thành chân lý hiển nhiên và qua đó, đồng nhất “triết học thứ nhất” của ông với siêu hình học và thần học. Tuy nhiên, nói một cách chính xác hơn, thần học trung cổ không gắn liền với vấn đề xác định tồn tại nói chung như của Aristotle, mà toàn bộ siêu hình học phải phục tùng thần học một cách tuyệt đối.
3. Siêu hình học cận đại.
Tính đặc thù của siêu hình học cận đại được thể hiện ở chỗ, toàn bộ hệ vấn đề triết học truyền thống được xem xét từ giác ngộ của khoa học mới, còn khoa học tự nhiên, nhất là toán học, thì trở thành cái biểu thị cho tính khoa học của triết học. Từ đó suy ra rằng, nếu siêu hình học đặt ra các vấn đề về các bản nguyên đầu tiên, về cái tối cao tối hậu thì loại tri thức này phải phù hợp với đối tượng được nghiên cứu, tức là bản thân tri thức phải trở nên tuyệt đối xác thực. Triết học cận đại đặt ra nhiệm vụ cải tiến toàn bộ hệ vấn đề truyền thống theo tinh thần của tính chặt chẽ tương ứng và qua đó, nâng siêu hình học nên trình độ khoa học tuyệt đối. Vấn đề tính xác thực tuyệt đối của tri thức đã trở thành vấn đề cơ bản đối với triết học cận đại. Khi hướng tới lý tưởng về tính chặt chẽ, siêu hình học cận đại đã biến thành siêu hình học của nhận thức. (Sau này, Fichte coi khoa học luận là sự luận chứng cho siêu hình học).
Song, cũng có các nhà tư tưởng, cụ thể là Pascan, đã đặt ra vấn đề về giới hạn của tính khoa học, về “luận chứng của trái tim”. Điều này đã tạo ra một viễn cảnh rộng lớn hơn cho siêu hình học truyền thống - đem lại cho tư duy siêu hình khả năng nắm bắt cả tồn tại lẫn con người có hiểu biết và đặt ra vấn đề về bản thân sự hiện diện của con người trong thế giới - vấn đề về tồn tại người.
Ở thế kỷ XVIII, sự hình thành và tự xác định của các khoa học cụ thể đã khiến cho siêu hình học lâm vào khủng hoảng, biến thành công cụ hệ thống hoá giáo điều với nhiệm vụ chủ yếu là xây dựng các hệ thống tri thức triết học phổ quát.
4. Siêu hình học cổ điển Đức.
Không đồng tính với siêu hình học giáo điều - thứ siêu hình học lãng quên thực chất của tồn tại người, I. Kant đã cố gắng nắm bắt chính xác các vấn đề nội tại của siêu hình học trước đó, để trên cơ sở ấy, phân tích nó một cách có phê phán và luận chứng cho một phương thức triết lý mới. Đóng góp của Kant là việc thừa nhận khả năng và tính tất yếu nội tại của siêu hình học, khẳng định bản chất của nó xuất phát từ việc nghiên cứu vấn đề tính hữu hạn của tồn tại người mà theo đó, nhận thức về tồn tại và tính hữu hạn của “tồn tại hiện có” (Dasein) hay của “sự hiện sinh đức thực” phải hướng vào thời gian như là tính quy định cơ bản của sự hiện hữu nơi con người. Dĩ nhiên, việc luận chứng cho sự hiện hữu nơi con người đòi hỏi phải lý giải bổn phận, lương tâm và cái chết của con người về mặt hiện sinh. Với cách lập luận như vậy, Kant coi siêu hình học là sự kết thúc văn hoá tư duy của con người. Đối cới ông, đối tượng của siêu hình học (triết học), của toán học và khoa học tự nhiên (trước đó là triết học tự nhiên) là hoàn toàn khác nhau. Đây là một luận điểm quan trọng, vì nó tạo ra tiền đề cho siêu hình học văn hoá ở thế kỷ XX.
Đồng thời, các tư tưởng khác của Kant, cụ thể là quan điểm của ông về tính tích cực của chủ thể nhận thức, đã đem lại xung lượng mới về triết học cổ điển đức sau đó. Tiếp thu quan điểm đó của Kant, khi cố gắng xây dựng siêu hình học thực chứng, Fichte và Senling đã gắn liền tư duy với thượng đế, lý tính với giới tự nhiên, siêu hình học với khoa học, đã lý giải biện chứng của lý tính không phải như là một sự bế tắc lý luận, mà như là động lực phát triển của nhận thức. Theo đó, phép biện chứng đã được coi như là một thành tố cần thiết của tư duy chân thực.
Đến Hegel, phép biện chứng đã trở thành phương pháp nhận thức mâu thuẫn và phát triển khái niệm. Hegel được coi là người đầu tiên đối lập siêu hình học và phép biện chứng như hai phương pháp khác nhau. Ông cho rằng nguồn gốc của phương pháp siêu hình là ở việc giới hạn hoạt động nhận thức ở lĩnh vực lý trí; còn phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức mâu thuẫn và phát triển khái niệm. Mặc dù đối lập phương pháp siêu hình với phương pháp biện chứng, song Hegel vẫn coi siêu hình học là “khoa học của các khoa học” và coi triết học của ông là siêu hình học chân chính.
Nửa sau thế kỷ XIX được đặc trưng bởi thái độ phủ định đối với siêu hình học truyền thống mà chủ nghĩa thực chứng là biểu hiện rõ nét nhất. Không có ý định đi sâu vào vấn đề phủ định siêu hình học, nên chúng tôi chỉ đề cập tới vấn đề này khi trình bầy quan điểm hiện đại về siêu hình học.
5. Siêu hình học hiện đại.
Như đã nói, siêu hình học thường được quan niệm là học thuyết về các bản chất siêu tình cảm, mà theo đó, thế gới không chỉ quy về những gì do các giác quan đem lại, tức là thế giới không thể nhận thức được bằng cảm tính, mà chỉ có thể nhận thức được bằng lý tính, tư duy, trực giác trí tuệ. Cái gì ẩn náu ở đằng sau cái vẻ bề ngoài của sự vật? - đó là vấn đề cơ bản của siêu hình học. Siêu hình học hiện đại khẳng định con người có quyền đưa ra các giả thuyết, cái hư cấu nhằm lý giải được bằng con đường khái quát các dữ liệu kinh nghiệm và các bản chất siêu hình học, về nguyên tắc, là không thể nắm bắt được bằng trực giác cảm tính, song chúng lại cho phép giải thích dữ liệu trực giác theo một cách nhất định. Chẳng hạn, A. Schopenhauer và A. Soloviev coi tình yêu là một bản chất siêu hình quan trọng động lực của vạn vật.
Tiếp thu quan điểm của Hegel, hàng loạt các nhà triết học đã loại bỏ quan niệm truyền thống về siêu hình học, đối lập nó như một phương pháp tư duy với phép biện chứng - phương pháp lấy việc phủ định các quá trình biến đổi và phát triển trong thế giới làm nguyên tắc. Cách tiếp cận này đóng một vai trò quan trọng trong việc khác phục tư duy cơ giới, máy móc, phiến diện, trừu tượng. Song toàn bộ vấn đề là ở chỗ siêu hình học (hiểu theo nghĩa truyền thống) không trực tiếp đề cập tới bất kỳ vấn đề nào của thế giới hữu hình. Nó cho rằng, thế giới các bản chất siêu hình là bất động không phải theo nghĩa tuyệt đối, mà chỉ trong quan hệ với các sự vật biến đổi vĩnh viễn và vô cùng đa dạng của thế giới được lĩnh hội bằng cảm tính.Không cần phải thuyết phục ai đó rằng “tất cả đều biến đổi”! Song, việc phát hiện ra một cái tương đối ổn định, bất biến trong thế giới biến đổi vô hạn, phân chia nó thành vô số bộ phận - đó là một nhiệm vụ không đơn giản chút nào và siêu hình học phải có sứ mệnh giải quyết vấn đề đó. Cuộc sống của con người, hoạt động thực tiễn của con người sẽ là cái không thể hiểu được, nếu trong thế giới không có gì là tuyệt đối, là vô điều kiện, là đáng tin cậy, nếu trong thế giới mà mọi thứ đều liên tục biến đổi và phân chia ra thành vô số bộ phận. Nhiệm vụ của siêu hình học là phải trả lời cậu hỏi “Tại sao thế giới lại diễn ra như vậy”?. Với tư cách là lĩnh vực biểu thị sự khao khát của con người trong quá trình tìm hiểu thực chất của vấn đề, siêu hình học không thoả mãn với sự lý giải về mặt chức năng vốn là cái đặc trưng của khoa học tự nhiên. Theo nó, sự lý giải về mặt chức năng chỉ là sự lý giải nhằm tìm ra sự phụ thuộc của hiên tượng nghiên cứu vào hiện tượng khác và xác định tính chất của sự phụ thuộc ấy. Sự lý giải về mặt chức năng chỉ trả lời cho câu hỏi “Thế giới biến đổi như thế nào”?, Chứ không trả lời được câu hỏi “Tại sao thế giới lại biến đổi như vậy”?.Sự lý giải thế giới về mặt chức năng có thể cho thấy “lối ứng xử” của các khách thể, tính toán được các tham số cần tìm theo một công thức toán học cụ thể. Chẳng hạn, định luật vạn vật hấp dẫn của Niutơn cho thấy hai vật hút nhau với một lực tỷ lệ thuận với tích khối lượng của chúng và tỷ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng, nhưng lại không đặt ra vấn đề tại sao các vật nói chung lại hút nhau và lực hấp dẫn xuất hiện từ đâu, bản chất của nó là gì, v.v.. Sự chiếm ưu thế của kiểu lý giải thế giới về mặt chức năng trong khoa học tự nhiên cho phép khoa học này trở thành tri thức mang tính thao tác và mở ra triển vọng áp dụng nó trong thực tiễn. Song, trong hàng loạt trường hợp, khoa học tự nhiên buộc phải giả định các bản chất có tính chất siêu hình. Điều này diễn ra khi nó có tham vọng xây dựng bức tranh thế giới của riêng mình dựa trên các dữ liệu khoa học.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học tự nhiên trong thế kỷ XX đã dẫn đến hy vọng rằng, khoa học có thể tạo ra một bức tranh thế giời mà hoàn toàn không cần đến siêu hình học. Điều này dẫn đến ảo tưởng rằng, tính khoa học chặt chẽ và tính hoàn hảo sẽ chiếm ưu thế trong sự lĩnh hội thế giới của con người, còn yếu tố bất định đặc trưng cho siêu hình học sẽ hoàn toàn bị loại bỏ. Triết học thực chứng là minh chứng điển hình cho hy vọng về sự thắng lợi hoàn toàn của khoa học tự nhiên đối với siêu hình học trong việc xây dựng bức tranh khoa học về thế giới. O. Conte cho rằng, nhân loại đã bước vào một thời đại (thực chứng) mà ở đó, không có sự thống trị của tri thức khoa học thực chứng. Sau O. Conte, B. Rassen cho rằng, các vấn đề quan trọng nhất của siêu hình học, như các vấn đề về sự tồn tại của Chúa, sự bất tử và lẽ sống của con người, mục đích của lịch sử, bản chất của thế giới, v.v.., sẽ được giải quyết triệt để bằng cách hoàn thiện bộ máy logic học hình thức của khoa học(1).
Giải pháp thoả đáng cho vấn đề quan hệ giữa khoa học tự nhiên và siêu hình học, theo chúng tôi, trước hết được quy định bởi các đặc điểm của khoa học hậu cổ điển. Khoa học hậu cổ điển cho thấy rằng, khoa học tự nhiên tự nó không có khả năng đưa ra một bức tranh có kết cấu chắt chẽ và không mâu thuẫn về thế giới.Tính có chủ thể của tri thức khoa học tự nhiên trong nhiều trường hợp không cho phép nói về bức tranh thế giới mà ở đó, không có sự phụ thuộc vào con người. Thế giới mà khoa học tự nhiên phác hoạ với giả định “nếu không có con người“ - đó chẳng qua chỉ là thế giới ước lệ, mang tính giả thuyết. Thế giới này luôn biến đổi và cần được xem xét lại một cách triệt để mỗi khi có một chuyển biến mới trong quá trình phát triển của nhận thức khoa học. Thử nhiệm hợp nhất mọi thành tựu khoa học tự nhiên luôn bị phá sản như đã từng xẩy ra với thử nghiệm xây dựng thuyết trường chung của A. Einstein, vì nó luôn cần phải được xem xét lại trước khi hoàn tất, vì quá trình nhận thức khoa học luôn biến đổi và khó có thể tiên đoán trước kết quả. Một khi những thử nghiệm như vậy vẫn cứ được tiến hành thì nhất định phải có sự tham gia của siêu hình học, vì siêu hình học cho phép sử dụng các bản chất không quan sát được một cách trực tiếp và không thể kiểm tra được bằng phương pháp khoa học tự nhiên. Trên thực tế, hy vọng vào bức tranh thế giới được xây dựng chỉ với những dữ liệu khoa học tự nhiên đòi hỏi phải loại bỏ hoàn toàn siêu hình học. Hy vọng mọi thứ đều hoàn toàn có thể lý giải được bằng khoa học tự nhiên, về thực chất, đã tước mất của con người những giá trị, có thể nói, vuợt ra khỏi phạm vi khoa học. Những giá trị, như cái thiện, lòng từ bi, tình yêu, cái đẹp, lòng trắc ẩn, v.v.., không mâu thuẫn với khoa học, nhưng cũng không hoàn toàn nằm trong phạm vi của khoa học. Chúng có bản chất siêu hình, vì chúng không thể tách ra được từ các dữ liệu của khoa học tự nhiên, nhưng tầm quan trọng của chúng thậm chí còn hơn cả tầm quan trọng của tồn tại người đối với các lý thuyết khoa học.
Khoa học tự nhiên tự nó không thể xây dựng được một bức tranh tổng thể về thế giới. Chính vì vậy mà nó luôn sa vào thứ siêu hình học tầm thường. Và cũng do vậy mà việc loại bỏ các tham vọng siêu hình học đã trở thành một đặc trưng của nhận thức khoa học hiện đại. Phương pháp luận của nhận thức khoa học đã được phát triển dưới những đòi hỏi phải phân định dành mặch giữa khoa học tự nhiên và siêu hình học trong suốt thế kỷ XX. Sự tự phân định của khoa học tự nhiên khỏi siêu hình học đòi hỏi phải thừa nhận rằng, nó không thể đáp ứng được mọi nhu cầu tinh thần của con người, mà chỉ đáp ứng được một bộ phận nhu cầu ấy. Điều này dĩ nhiên không hạ thấp ý nghĩa của nhận thức khoa học.Nó cũng không hạ thấp giá trị chung của các chân lý khoa học được luận chứng trên cơ sở của những phương pháp khoa học chặt chẽ và hợp lý. Đồng thời, cũng cần phải thừa nhận rằng, các khoa học tự nhiên và toàn bộ khoa học không thể đem lại một bức tranh chỉnh thể về thế giới, mà chỉ đem lại một mảng hiện thực được tái hiện nhờ các phương pháp nhận thức tương ứng và phù hợp với các mục đích nhận thức tương ứng. Các đặc trưng của mảng hiện thực ấy luôn cần được xem xét lại và chuẩn xác hoá trong quá trình phát triển của tri thức khoa học.
Như vậy, chúng ta có thể kết luận rằng, khoa học không thể thay thế hay có thể loại bỏ được siêu hình học. Siêu hình học, về nguyên tắc, là không thể loại ra khỏi tồn tại người. Song, đến lượt mình, siêu hình học không thể không tính đến các thành tựu của khoa học, nhất là của khoa học tự nhiên hiện đại. Nó phải đưa ra câu trả lời cho các vấn đề, như định hướng lẽ sống của con người, khát vọng của con người hướng tới cái vĩnh cửu và khắc phục tính hữu hạn của cuộc sống cá nhân. Cái chết không làm cho con người vừa lòng, bởi nó không đưa lại cho con người một cái nhìn triệt để, sâu sắc về mặt bản thể luận của cuộc sống con người”(2). Cho dù khoa học có khẳng định tính tất yếu của cái chết thì con người vẫn không thể coi nó giống như một sự kiện không có quan hệ gì với họ. Trong con người luôn có nhu cầu siêu việt hoá - vượt ra khỏi giới hạn của tồn tại hiện có. Và chỉ có siêu hình học mới đáp ứng được nhu cầu này của con người, đáp ứng bằng cách tìm tòi các nền tảng văn hoá của tồn tại con người. Văn hoá hoá tồn tại người được coi là con đường siêu việt hoá của con người, và do vậy, siêu hình học biến thành siêu hình học văn hoá. Toàn bộ nhân học hiện đại, về thực chất, là cái đóng vai trò siêu hình học hiện đại.
S.T
Không có nhận xét nào:
- Có ý kiến gì xin cùng nhau trao đổi.
- Viết bằng tiếng Việt có dấu để dễ đọc hơn.
- Nếu không đăng nhập blog, vui lòng ghi tên thật để tiện trao đổi.
Xin chào và chúc sức khỏe!